Oops! It appears that you have disabled your Javascript. In order for you to see this page as it is meant to appear, we ask that you please re-enable your Javascript!

Rắn mối là con gì? Rắn mối có độc không? Cách bẫy rắn mối ngoài tự nhiên

Mô hình nuôi rắn mối đang dần trở nên gần gũi với bà con trên khắp cả nước trong thời gian gần đây. Rắn mối được xem là nguồn thức ăn bổ dưỡng và có công dụng chữa được nhiều bệnh, chăn nuôi rắn mối cũng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, với nhiều bà con nông dân thì rắn mối vẫn còn là loài xa lạ. Vì vậy, bài viết sau đây sẽ giới thiệu với bà con các thông tin về rắn mối như rắn mối là con gì, có độc không và cách bẫy chúng trong tự nhiên.

Rắn mối là con gì? Rắn mỗi có độc không? Cách bẫy rắn mối hoang dã

Rắn mối là con gì?

Rắn mối (Dasia Olivacea) là loài bò sát có vảy, bốn chân, mỗi chân có móng vuốt sắc bén kết hợp leo trèo; răng rắn mối giống với răn thằn lằn; rắn mối bơi rất giỏi và hay có thói quen phơi nắng. Loài này có hình dạng giống với kỳ nhông nhưng mập hơn nhiều và có lớp vảy bóng óng ánh thường sống trong vườn nhà, góc nhà, các lùm cây, bụi rậm vùng quê.

Rắn mối phân bố ở Việt Nam khá phổ biến. Rắn thường hoạt động vào ban ngày vào khoảng thời gian có nhiệt độ nhất định và tập tính thay đổi theo mùa.

Rắn mối kiếm thức ăn chủ yếu vào mùa hè. Mùa đông rắn sống trong hang chỉ ra vào lúc nhiệt độ cao nhất trong ngày. Mỗi năm rắn sinh sản khoảng 2-3 lứa, mỗi lứa 2-9 rắn con; rắn lột xác 3-4 lần trong mùa.

Thức ăn rắn mối chủ yếu là côn trùng: dế, châu chấu,…các dạng thức ăn tanh: tép, tôm,…thức ăn ngọt: nhãn, xoài , chôm chôm,…

Rắn mối có độc không?

Mặc dù mang họ rắn nhưng rắn mối không hề độc, rắn thường sống ẩn nấp để trốn tránh kẻ thù. Nó không có răng nanh cũng như nọc độc nên khi cắn không ảnh hưởng gì tới chúng ta. Rắn mối khá nhát nên khi gặp con người rắn thường hay bỏ chạy chứ không tấn công con người.

Rắn mối là con gì? Rắn mỗi có độc không? Cách bẫy rắn mối ngoài tự nhiên

Cách bẫy rắn mối ngoài tự nhiên

Trong tự nhiên, môi trường sống lí tưởng của rắn mối thường là bụi rậm, lùm cây, góc nhà dân,…nên bà con phải lưu ý các địa điểm sống của rắn.

Tập tính của rắn là hay ra ngoài kiếm ăn vào mùa hè thường là buổi trưa và rắn khá lanh lợi, leo trèo giỏi để tránh bị bắt.

Sau đây là một vài mẹo để bẫy rắn mối ngoài tự nhiên:

Bà con chuẩn bị nguồn thức ăn cho rắn như: dê, tép,… làm mồi nhử

Tìm các vật dụng như chai, chum,…có độ cao tối thiểu 30cm bầu rộng và thành trơn (sao cho rắn không bò ra ngoài được khi đã chui vào)

Tiếp sau đó đặt vào các vị trí rắn mối hay ra vào (thường là dưới đất), miệng bầu cao hơn mặt đất 2-5cm. Trên miệng bầu có thể tạo mùi tanh bằng gián, tép,… để dụ rắn vào bẫy. Xung quanh bầu nhử dùng rơm rạ, lá cỏ rác rải lên để làm tấm nền ngụy trang, mỗi ngày thăm bẫy 1 lần và tránh chạm vào miệng bầu.

Mùa đông rắn khá chậm chạp nên có thể dùng tay/ cây gậy,… đuổi bắt.

 

>> Mời bà con tham khảo thêm bài viết: 

Giá tắc kè giống. Trang trại bán tắc kè giống uy tín

Nhu cầu sử dụng tắc kè hiện nay khá lớn trong khi tắc kè tự nhiên đã cạn kiệt và bị hạn chế săn bắt. Chính vì vậy mà mô hình nuôi và nhân giống tắc kè đang rất phát triển. Điều này giúp nguồn cung luôn đầy đủ, giảm giá thành nhưng người nuôi vẫn có được nguồn lợi lớn. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới bà con giá tắc kè giống và tắc kè thương phẩm hiện nay, cũng như những địa chỉ bán tắc kè giống uy tín chất lượng nhất. 

Giá tắc kè giống. Mua bán tắc kè giống ở Hà Nội, TP HCM, Đồng Nai

Kỹ thuật nuôi trăn con. Thức ăn cho trăn con theo từng giai đoạn

Nuôi trăn để lấy thịt và da đang là hướng đi của nhiều hộ trăn nuôi hiện nay. Nuôi trăn có thể cho thu hoạch sau 1-2 năm chăm sóc, chi phí nuôi rẻ mà giá bán lại cao, ổn định. Tuy nhiên để nuôi trăn thành công bà con phải học hỏi nhiều kỹ thuật, trong đó có kỹ thuật chăm sóc trăn con khi mới sinh để tránh thất thoát vốn tự có.

Kỹ thuật nuôi trăn con. Thức ăn cho trăn con từ 1 - 2 - 3 tháng tuổi

Cách làm chuồng nuôi trăn. Vật liệu và kích thước chuồng nuôi trăn

Trăn là loài động vật dễ nuôi, dễ thích nghi và mang lại giá trị dinh dưỡng cũng như kinh tế cao rất cao. Nhiều hộ gia đình đang phát triển mô hình nuôi trăn để phát triển kinh tế một cách bền vững. Làm chuồng nuôi trăn là khâu rất quan trọng trong quá trình nuôi. Chuồng cần phải đáp ứng tốt các điều kiện sinh trưởng và phát triển của trăn. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con kỹ thuật làm chuồng nuôi trăn chi tiết. 

Cách nuôi chồn hương ở miền Bắc. Kỹ thuật nuôi chồn hương sinh sản

Chồn hương là loài động vật hoang dã tương đối khó thuần. Hiện nay, số lượng ngoài tự nhiên của nó còn rất hiếm, đã thuộc vào danh sách quý hiếm cần được bảo vệ. Nó có thể khai thác giá trị kinh tế về thịt thương phẩm dược liêu rất quý nên hiện nay đã được bắt nuôi, thuần hóa và nhân giống. Ở khu vực miền Nam, chồn hương được nuôi khá nhiều, còn ở miền Bắc thì ít hơn nhưng cũng đang dần được phổ biến, nhân rộng quy mô. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bà con kỹ thuật nuôi chồn hương ở miền Bắc. 

Cách nuôi chồn hương ở miền Bắc. Kỹ thuật nuôi chồn hương sinh sản

Cách nuôi giun quế tại nhà trong chậu, thùng xốp cho năng suất cao

Mô hình nuôi giun quế đang ngày càng phổ biến rộng rãi ở nước ta. Song song với đó kĩ thuật nuôi giun quế cũng là vấn đề mà rất nhiều người chăn nuôi quan tâm. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về cách nuôi giun quế trong chậu hoặc thùng xốp để đem lại năng suất cao cho bà con cùng tham khảo.

Cách nuôi giun quế tại nhà trong chậu, thùng xốp cho năng suất cao

Giun quế là con gì?

Giun quế là nhóm giun ăn phân (ngành ruột khoang), sống trong môi trường chất hữu cơ đang phân hủy; giun quế là giống giun đã được thuần hóa nhập nội và nuôi công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ. Loài này mắn đẻ, dễ bắt, dễ nuôi và dễ thu hoạch.

Giá rắn mối thịt và giá rắn mối giống. Trang trại bán rắn mối giống trên cả nước

Rắn mối, hay thằn lằn bóng, là một loài bò sát có vảy, hình dáng giống kỳ nhông và thằn lằn nhưng mập mạp hơn, cổ ngắn, chi nhỏ, kích thước dưới 35cm. Thịt rắn mối thơm ngon, dai, có giá trị dinh dưỡng cao và được ví như một vị thuốc Đông Y. Rắn mối thường được thu bắt trong tự nhiên, nhưng số lượng không nhiều nhất là vào mùa nắng và chỉ xuất hiện ở các vùng nông thôn, nên mô hình nuôi rắn mối được coi là giải pháp để cung cấp nguồn thịt rắn mối cho thị trường. Nếu bà con có ý định đầu tư vào mô hình nuôi rắn mối, xin mời tham khảo bảng giá rắn mối thịt và rắn mối giống, cũng như địa chỉ bán rắn mối giống trên cả nước được chúng tôi tổng hợp dưới đây.

Giá rắn mối thịt. Giá rắn mối giống. Trang trại bán rắn mối giống toàn quốc

Cách nuôi giun quế bằng lục bình. Nuôi trùn quế bằng rác thải hữu cơ

Mô hình nuôi giun quế đang ngày càng phổ biến và phát triển rộng rãi tại Việt Nam. Nuôi giun quế có rất nhiều cách. Trong đó, sáng tạo nhất và đỡ tốt kém nhất là cách nuôi giun quế bằng rác thải hữu cơ hoặc lục bình. Khi nuôi giun quế bằng rác thải và lục bình thì điều quan trọng nhất là áp dụng các biện pháp xử lí để giun sinh trưởng và phát triển hiệu quả. Vậy các cách xử lí đó là gì? Bài viết sau sẽ cung cấp cho bà con thông tin về cách nuôi giun quế bằng rác thải và lục bình một cách chi tiết, rõ ràng nhất để bà con cùng tham khảo.

Cách nuôi giun quế bằng lục bình. Nuôi trùn quế bằng rác thải hữu cơ

Kỹ thuật nuôi Nhím thịt & Nhím sinh sản. Thức ăn cho nhím. Cách Xây chuồng nhím,…

Loài nhím hoang vốn là kẻ thù của những người trồng trọt vì chúng thường đào bới phá hoại nương rẫy tìm củ quả để ăn. Nhưng khi nhím được thuần hóa thành loài động vật trong chăn nuôi, lợi ích kinh tế mà nhím mang lại rất cao, trong khi kỹ thuật nuôi lại không phức tạp. Để tìm hiểu thêm, xin mời bà con hãy theo dõi tổng hợp của chúng tôi về mô hình, kỹ thuật chăn nuôi nhím thịt và nhím sinh sản dưới đây.

Cách nuôi Nhím thịt & nhím sinh sản. Thức ăn cho nhím. Xây chuồng nhím

Mô hình nuôi giun quế kết hợp nuôi gà. Kỹ thuật nuôi gà bằng trùn quế

Trong những năm gần đây, nhiều mô hình chăn nuôi mới được áp dụng thực tế nhằm tăng năng suất, tiết kiệm thời gian cho người nông dân. Trong đó, có thể kể đến mô hình nuôi giun quế kết hợp nuôi gà đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế vô cùng cao lại có thể bảo vệ môi trường. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin cần thiết để giúp bà con hiểu rõ hơn về mô hình này.

Mô hình nuôi giun quế kết hợp nuôi gà. Kỹ thuật nuôi gà bằng trùn quế

Mô hình nuôi giun quế kết hợp nuôi gà

Nuôi giun quế kết hợp nuôi gà được xem là mô hình mới, hiệu quả cao, bảo vệ môi trường, phát triển mạnh từ cuối năm 2015 đem lại lợi ích thiết thực cho người chăn nuôi và cũng như môi trường sống.Số vốn cần có cho mô hình này không nhiều do nuôi giun quế không cần chi phí chuồng trại, giun quế rất dễ nuôi, có thể dùng thức ăn từ rác hữu cơ, lục bình,….

Phần lớn chi phí của mô hình đến từ việc nuôi gà, chi phí nuôi giun quế hầu như không đáng kể. >> Bà con có thể tham khảo thêm bài viết: giá bán giun quế giống, giun quế thương phẩm và các trang trại bán giun quế giống tốt nhất. 

Kỹ thuật nuôi

Đối với giun quế có thể cho chúng ăn các nguyên liệu lấy từ nông nghiệp hay bã thải vứt đi: bã thải hoa quả, bã rau, bã cà phê, vỏ trứng, phân động vật, các loại thức ăn giun bán sẵn,..Cho dùng quế ăn vô cùng đơn giản, bà con chỉ cần chôn thức ăn xuống đất nơi giun hoạt động.

Hầu hết giun quế đều sống tốt trong môi trường đất và sinh sản phát triển ổn định nên chúng rất dễ chăm sóc; cần khai thác giun tinh và phân giun định kì. Nuôi gà bằng giun quế đem lại năng suất cao, ít dịch bệnh, gà lớn nhanh và phát triển tốt.

Giá trị dinh dưỡng của 10 con giun quế bằng 1kg tinh bột. Khi nuôi gà bằng giun không cần dùng cám cò để tiết kiệm chi phí chăn nuôi cũng như chất lượng gà được đảm bảo.

Lợi ích từ mô hình

Khi nuôi giun quế với số lượng ngày càng nhiều thì có thể kết hợp bán giun với giá 10.000đ/kg và 35.000đ/kg sinh khối tùy chất lượng. Gà ăn giun quế cho thịt dai ngon chất lượng tốt nên có giá bán cao hơn các loại gà bình thường và được ưa chuộng nhiều hơn.

Giun quế có thể làm sạch đất, phân hủy các chất thải, phân bón,…góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường đem lại sự xanh sạch khi nuôi.

Bà con nên tham khảo thêm các bài viết chi tiết về kỹ thuật nuôi giun quế ở phía cuối bài viết. 

Mô hình nuôi giun quế kết hợp nuôi gà. Kỹ thuật nuôi gà bằng trùn quế

Điển hình áp dụng thành công

Hiện nay, nhiều gia đình rất thành công trong việc sử dụng mô hình này để chăn nuôi. Điển hình là gia đình chị Phan Thị Sáu (Hạ Hòa, Phú Thọ) thu về lãi lớn với 70 triệu mỗi đợt bán 500 gà, vịt; ngoài ra chị còn cung cấp giống giun cho trại giống Thanh Hà mỗi đợt thu về 20 triệu.

Hay có thể kể đến gia đình anh Quảng (Ba Vì, Hà Nội), mỗi năm trang trại chăn nuôi của anh mang lại nguồn thu ổn định từ 500-600 triệu đồng,..

Bài viết nên tham khảo thêm

>> Tham khảo thêm các bài viết chi tiết về giun quế: 


Bài Viết Mới Nhất