Kỹ thuật nuôi cá chép vàng. Thức ăn cho cá chép vàng


Nuôi cá chép vàng bán trong dịp cúng ông Táo hàng năm hoặc để phục vụ cho các đại lễ nhà phật để phóng sinh có thể thu được lãi rất cao. Nhưng làm thế nào để ương giống thành công cũng như bán được đúng thời điểm không phải ai cũng biết. Nắm được kỹ thuật nuôi cá chép vàng chắc chắn thì không có gì là không thành công.

Kỹ thuật nuôi cá chép vàng. Ao nuôi và Thức ăn cho cá chép vàng.

>> Mời bà con tham khảo thêm bài viết:

I. Kỹ thuật nuôi cá chép vàng

Cá chép vàng hay còn gọi là cá chép đỏ, cá chép nhật thường có kích thước không lớn. Chúng có màu vàng, vàng pha đỏ nhìn đẹp mắt và bơi rất nhanh. Thời điểm nuôi cá chép vàng để bán đúng lịch ở Việt Nam đó là tháng 8 – 9 dương lịch. Để có thể nuôi cá chép vàng thành công bà con nên chú ý kỹ thuật vào các phương diện như sau:

1. Làm ao nuôi cá chép vàng

Đối với ao nuôi tùy thuộc vào quy mô của bà con mà có thể dao động từ vài trăm đến hàng ngình mét vuông. Cải tạo ao nuôi bằng cách dọn sạch bèo, cỏ xung quanh, đánh bắt hết cá dữ cá lớn để chúng khỏi ăn cá vàng. Vét bớt bùn, rải vôi bột với liều lượng 7 – 10 kg/100 m2 để khử độ chua của ao.

Đáy ao nên san phẳng, dốc về cống thoát nước, tiến hành lót phân chuồng ủ mục và phân xanh với liều lượng 30 –  40 kg phân chuồng và 40 – 50 kg phân xanh trên 100 m2 để cá có đủ nguồn thức ăn tự nhiên. Ngoài ra bà con cũng nên tìm hiểu nuôi trong bể xi măng được nhưng cần chăm sóc  kỹ hơn.

2. Chọn giống và thả giống

Nếu bà con có kinh nghiệm ương giống thì có thể chọn cá bột để nuôi , còn không nên chọn cá hương để giảm rủi ro thất thoát giống.  Ương cá bột trong ao thả với mật độ 150 – 200 con/m2, sau khi thả cần cho cá ăn ngay.

Sau khi cá bột ương được 1 tháng thành cá hương thì tiến hành thu vét để san thưa sang ao khác hoặc bán con giống. Với cá hương chỉ nên tthar50-60 con/m2. Khi nuôi cá hương cần duy trì mực nước ao 1 – 1,2 m, nếu ao cạn thì phải bổ sung nước,  cung cấp thức ăn đầy đủ.

3. Quản lý ao nuôi

Quản lý ao nuôi thường xuyên, kiểm tra cá 2 – 3 ngày/lần bằng cách dùng vợt có cán dài vớt cá lên để kiêm tra. Nếu cá có màu sáng, đều màu thì khỏe còn đầu to, bụng lép thì chứng tỏ thiếu thức ăn.

Nuôi cá vào lúc chuyển mùa nên cá dễ bị bệnh. Cần khử trùng nước ao định kỳ bằng vôi bột 1 lần/tháng, liều lượng 2 kg/100 m2 (vôi được hòa loãng té đều xuống mặt ao). Chỉ cho cá ăn khi nhiệt độ 180C trở lên hoặc lúc nhiệt độ cao nhất trong ngày. Tránh trục vớt, kéo cá sẽ làm cá bị trày xước vì lớp vảy rất yếu.

Đối với cá bị nhiễm bệnh thường có dấu hiệu  lờ đờ, cơ thể bị xơ, mất nhớt dạt vào bờ và chết dần. Lúc này cần giảm thức ăn, dùng kháng sinh Ciprofloxacin hoặc Streptomycine (thuốc thú y) với liều lượng 5 – 7 g/kg thức ăn để cho cá ăn.  Đồng thời bổ sung  viên sủi Vicato để khử trùng nước ao với liều lượng 0,5 – 0,8 g/m3 , ngày từ 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày. Cá có biểu hiện bênh cần đượ chăm sóc kỹ và theo dõi thường xuyên hơn.

II. Thức ăn cho cá chép

Nuôi cá chép ương bột và cá hương sẽ có chế độ và nguồn thức ăn khác nhau.

Đối với cá ương bột thì do cá còn nhỏ nên thức ăn cần là loại có nhiều dưỡng chất, liều lượng tí. Thường là trứng gà, vịt, liều lượng 1 quả/3 – 4 vạn cá bột. Cách cho ăn là luộc trứng, bóc vỏ trà lên vợt vải màn cho vụn rồi hòa với nước loãng té đều xuống ao cho cá ăn. Một ngày cho ăn 2 lần lúc 9h và 17h. Tiếp theo là chất bột là bột đậu tương trộn với bột cá, cám, ngô theo tỷ lệ (30/30/40) đun chín ngày cho ăn 2 lần. Liều lượng 0,5 kg/vạn cá /tuần thứ 1, 1 kg/vạn cá/ tuần thứ 2, 2 kg/vạn cá . tuần thứ 3, tuần thứ 4 là 3 kg/vạn cá.

Đối với cá hương sau khi ương từ cá bột lên thì có thể ăn rất nhiều và mạnh. Bà con nên nuôi với mật độ thưa để giảm cạnh trạn thức ăn. Cho thức ăn tự chế biến như bột cá, bột đậu nành, ngô, khoai, mì… được phối trộn với tỷ lệ của bột đậu nành và bột cá chiếm 25 – 35%, cần nấu chín trước khi cho ăn. Bổ sung thức ăn công nghiệp độ đạm 25 – 30%. Mỗi ngày cho ăn 2 lần vào sáng tối.

Chú ý, khi cho ăn bàn con cần vãi thức ăn đều xung quanh gần bờ ao, nơi cá tập trung đông để chúng được bổ sung thức ăn đầy đủ. Cố gắng phân đều để tất cả số lượng cá đều được ăn , tránh hiện tượng để cá còi khi thu hoạch sẽ khó bán hơn.

Trước khi thu hoạch nên quấy dẻo bằng cách cho trâu cày qua lại trong ao để rèn luyện cá. Hoặc dùng chà rèo kéo quanh ao cũng được. Thu hoạch cá từ 20 – 21 tháng 12 (âm lịch) , bơm bớt 50% nước ao , dùng lưới vét cá bắt thu tỉa. Sau đó mới bơm cạn để bắt hết.

Để cá thu hoạch sống khỏe cần cho vào bể nước sạch và sục khí. Cá chép sau khi nuôi từ 5-6 tháng đạt 50 con/kg là phù hợp.



Bà con muốn mua hoặc bán cây giống, con giống?

Đăng Bán / Mua

HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here