Nuôi ếch không thay nước là gì? Kỹ thuật nuôi ếch không cần thay nước


Thịt ếch là món ăn giàu dinh dưỡng và được ưa chuộng tại nước ta. Vì nhu cầu cao nên nhiều năm qua, nhiều hộ gia đình đã phát triển mô hình nuôi ếch. Không ít bà con phát triển kinh tế, giàu lên nhờ nuôi ếch thương phẩm. Hiện nay có rất nhiều mô hình nuôi ếch như: Nuôi trong ao đất, nuôi trong lồng (vèo) lưới, nuôi trong bể xi măng, nuôi trong bể lót bạt…

Nuôi ếch không thay nước là gì? Kỹ thuật nuôi ếch không cần thay nước

Nuôi ếch không cần bỏ vốn quá nhiều, kỹ thuật nuôi không quá phức tạp nhưng nếu chủ quan lơ là, không để ý các điều kiện về nguồn nước, thức ăn, dịch bệnh… có thể ảnh hưởng xấu đến kết quả chăn nuôi.

Người nuôi ếch thường được lưu ý phải thay nước thường xuyên, đảm bảo nguồn nước sạch để ếch không bị bệnh dịch. Tuy nhiên, hiện nay một số hộ dân đã áp dụng phương pháp nuôi ếch không cần thay nước đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Hiểu đúng về việc nuôi ếch không cần thay nước

Mô hình nuôi ếch không cần thay nước không có nghĩa là vĩnh viễn không thay nước trong quá trình nuôi từ lứa này sang lứa khác. Mà thay vì cứ một ngày thay 2-3 lần nước, phương pháp này áp dụng không thay nước trong suốt một vụ kéo dài khoảng 3 tháng.

Đi kèm với đó vẫn phải đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi, không để ô nhiễm gây bệnh cho ếch.

Ưu điểm của mô hình nuôi ếch không cần thay nước

Theo kinh nghiệm của một số hộ dân, dù không thay nước thường xuyên và không dùng bất kỳ loại thuốc trị bệnh nào mà bệnh tật của ếch giảm đến 80 – 90%.

Việc thay nước hàng ngày vừa khá mất thời gian vừa tốn tiền điện. Nước giếng mới bơm lên độ PH rất thấp và nhiệt độ nước cao dễ làm cho ếch bị tuột nhớt. Thay nước liên tục có thể khiến ếch không kịp thích nghi, dễ bị dịch bệnh và lan nhanh hơn.

Nuôi ếch không thay nước là gì? Kỹ thuật nuôi ếch không cần thay nước

Kéo theo đó là việc phải dung nhiều kháng sinh cho ếch. Không những thế việc xịt rửa chuồng khi thay nước dễ làm ếch hoảng sợ, giật mình, dễ bị stress đến mức động kinh, có thể chết.

Cũng theo một số nông dân đã nuôi ếch theo mô hình này, nếu như trước đây mất gần như nửa ngày để lo thay nước rồi cho ăn thì với quy trình nuôi không thay nước tiết kiệm được nhiều thời gian hơn, việc cho ăn vì thế cũng nhẹ nhàng hơn.

Phương pháp nuôi không thay nước thực ra là một quy trình kiểm soát nguồn nước, đảm bảo nước không bị ô nhiễm ảnh hưởng tới sức khỏe ếch, tạo môi trường nước gần giống với môi trường trong tự nhiên.

Nếu trời nắng quá thì thải khoảng một nửa nước cũ rồi bơm thêm nửa nước sạch mới vào để đảm bảo vẫn có độ nhớt, độ trơn cho ếch.

Phòng bệnh cho ếch

Khi chuẩn bị chuồng trại nuôi ếch, bà con có thể áp dụng trông cây bưởi xung quanh để vừa tạo bóng mát cho ếch. Lá, hoa bưởi đều có mùi thơm dễ chịu, chứa kháng sinh tự nhiên. Đến mùa bưởi vẫn có thể thu hoạch bưởi đem bán.

Để hạn chế dùng kháng sinh cho ếch, ta có thể áp dụng cách dung tỏi tươi xay nhỏ, trộn với nước và rải đều vào thức ăn của ếch. Cứ 15 ngày lại cho ăn một lần, đảm bảo trong thời gian 3 tháng rưỡi nuôi ếch thịt phải cho ăn 5 lần.

Việc sử dụng thuốc kháng sinh nhiều dẫn đến hiện tượng ếch dễ bị lờn thuốc, sức đề kháng cũng kém đi. Sử dụng tỏi kết hợp với thức ăn giúp ếch tiêu hóa tốt, nhanh lớn, tăng sức đề kháng giúp ếch khỏe mạnh.

Nuôi ếch không thay nước là gì? Kỹ thuật nuôi ếch không cần thay nước

Nếu chẳng may một vài con ếch bị bệnh hoặc chết, bà con nên bỏ những con này ra khỏi khu vực nuôi.

Bà con cũng có thể nuôi bèo tây để chúng tham gia lọc nước. Bèo nên được thả trên một phần diện tích của ao và phải được ngăn thành từng ô riêng biệt không để chúng mọc kín ao cản trở ánh sáng chiếu xuống nước và hạn chế sự phát triển của nhiều loại tảo có ích.

Ếch có đặc điểm là hấp thụ và bài tiết nước đều qua da. Vì vậy, khi nuôi với mật độ dày, ếch sống chen chúc trong bể hẹp khiến lượng chất thải bài tiết ra nhiều hơn và dễ gây ô nhiễm nguồn nước. Bởi vậy, chúng ta không nên nuôi ếch quá dày, giao động từ 100-120 con/m2.

Bà con cũng không nên chủ quan cho rằng ếch dễ nuôi mà không quan tâm chăm sóc kỹ. Khi chưa có mầm bệnh nên ếch phát triển thuận lợi và đạt hiệu quả cao nhưng từ vụ thứ 2 trở đi, ếch bắt đầu bị các loại dịch bệnh như: lở loét đỏ chân, sình bụng, mù mắt, quẹo cổ, thân có những đốm trắng tấn công…

Nếu không chữa trị kịp thời ếch sẽ chết rất nhanh. Vì thế, bà con cần quan tâm, nắm rõ kỹ thuật nuôi ếch để đảm bảo đạt được hiệu quả tốt nhất.

>> Tham khảo thêm bài viết: 




Bà con muốn mua hoặc bán cây giống, con giống?

Đăng Bán / Mua

HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here