Kỹ thuật nuôi ếch sinh sản. Kỹ thuật sản xuất ếch giống năng suất


Ếch được đánh giá là giống vật nuôi có cách nuôi đơn giản nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo tập tính tự nhiên thì ếch chỉ đẻ mỗi năm 1 lần vào thời điểm tháng 5-7. Do đó, lượng ếch giống cung ra thị trường bị hạn chế. Chính vì bất cập này mà bà con nên tìm giải pháp để ếch có thể đẻ nhiều hơn và nguồn cung có thể xuyên suốt trong cả năm. Để đạt được điều này, bà con có thể áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi ếch sinh sản như dưới đây.

Kỹ thuật nuôi ếch sinh sản. Kỹ thuật sản xuất ếch giống năng suất cao

I. Kỹ thuật nuôi ếch sinh sản

1. Bể nuôi ếch sinh sản

Bể nuôi ếch sinh sản không cần quá lớn, cỡ khoảng 5m2 là được. Chiều cao tính từ mặt đất khoảng từ 1-1,3m. Nên xây bể có độ dốc khoảng 1cm.

Nếu bể xây bằng vật liệu xi măng thì nên ngâm rửa kỹ hơn bằng thuốc tím hoặc chlo. Ngâm khoảng 3 ngày sau đó  rửa lại nhiều lần bằng nước sạch và phơi nắng cho khô ráo sạch sẽ (phơi khoảng 2 ngày nắng to).

Nếu bể tận dụng ao sẵn có thì tháo nước cho cạn hết, rửa với một ít phèn chua, xả lại nước lại sau đó phơi ao cho ráo trước khi đổ nước mới vào.

Khi bể đã sạch, cho nước vào nhớ thời điểm thích hợp là buổi chiều mát để nước đảm bảo được nhiệt độ phù hợp với cơ thể của ếch. Mức nước đổ vào khoảng 6cm, chỉ nên đổ đến một nửa cơ thể của ếch để ếch còn thở được.

Nước trong bể phải luôn đảm bảo sạch, nhiệt độ và độ pH phù hợp.

Mặt bể có thể phủ một lớp bèo, rau muống, tàu dừa … để che mát và làm nơi trú ẩn cho ếch.

Kỹ thuật nuôi ếch sinh sản. Kỹ thuật sản xuất ếch giống năng suất cao

2. Chọn ếch giống

Con giống là yếu tố cực kỳ quan trọng cho việc gầy đàn sau này của hộ, do đó phải thật thận trọng trong việc lựa chọn cặp ếch giống bố mẹ.

Thứ nhất, không nên chọn giống ở một điểm mà phải chọn ở một vài nơi để không rơi vào tình trạng cận hay đồng huyết.

Thứ hai, chọn ếch bố được 1 năm tuổi, ếch mẹ được 7-9 tháng tuổi. Không nên chọn ếch quá nhỏ, quá mập hoặc quá ốm, trọng lượng lý tưởng là 0,5kg.

Thứ ba, nhìn vào màu sắc của ếch để lựa chọn. Nên chọn ếch có màu vàng nhạt, đừng chọn con có màu đen hay xám (vì sức khỏe chúng yếu), da bóng mượt, hoàn toàn khỏe mạnh không bị xây xướt, khiếm khuyết cơ thể.

3. Thức ăn cho ếch và cách cho ăn

Nguồn thức ăn cho ếch sinh sản cũng giống như nuôi ếch thịt, tuy nhiên nên cho ếch ăn nhiều thức ăn tươi sống hơn để ít tạo mỡ (nếu ăn thức ăn công nghiệp), như thế sinh sản sẽ dễ hơn.

Thức ăn chính là các loại cá tạp, ốc, sò, cua, còng, trùn … phải đảm bảo luôn tươi sống. Nên xay nhuyễn tỏi và trộn vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho ếch.

Vì ếch đã đến tuổi trưởng thành do đó có thể cho ăn 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối, tuy nhiên buổi tối cho ăn nhiều hơn buổi sáng.

Khẩu phần ăn mỗi lần nên là 5-6% so với trọng lượng cơ thể ếch. Vào thời điểm chuẩn bị cho giao phối thì nên hạn chế cho ếch ăn như thế tỷ lệ thành công sẽ cao hơn.

Đặc biệt, nếu muốn con đực có nhiều tinh trùng hơn thì hãy bổ sung chất millenium vào thức ăn và cho chúng ăn mỗi ngày, với liệu lượng khoảng 4gr + 4gr C- quick cho mỗi ký thức ăn.

4. Phòng bệnh trên ếch

Để ếch tránh được bệnh tật, người nuôi nên thay nước mỗi ngày. Công đoạn này cực kỳ quan trọng không nên để đến mấy hôm mới thực hiện vì ếch sẽ bị bệnh về da và tiêu hóa ngay.

Kỹ thuật nuôi ếch sinh sản. Kỹ thuật sản xuất ếch giống năng suất cao

5. Cách cho ếch giao phối

Thông thường theo tập tính của ếch, chúng thường sinh sản khi có mưa đến, do đó nếu có mưa tự nhiên thì tốt, không thì chúng ta phải tạo mưa nhân tạo bằng những vòi xịt hoa sen. Thả chung con đực và con cái với nhau, số lượng con đực và con cái ngang bằng nhau.

Kiểm soát nhiệt độ trong bể luôn giữ mức 24-260C. Thả lúc mặt trời đã lặn hẳn (17h-18h). Và nhớ đừng cho ăn lúc này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động đẻ trứng của ếch.

Vào mùa mưa tự nhiên lượng trứng của ếch mẹ nhiều hơn hẳn, mỗi lần đẻ có thể lên đến 3.000 trứng. Những mùa nghịch trứng ít hơn, chỉ khoảng gần 1.000 trứng.

Ở miền Bắc, vào mùa đông, ếch hầu như dừng mọi hoạt động, do đó nếu muốn ếch vẫn sinh trưởng và sinh sản bình thường cần phải có sự tác động của con người, cụ thể phải thiết kế bể nuôi sao cho nhiệt độ bên trong bể vẫn ở mức khoảng từ 250C trở lên. Mưa nhân tạo là không thể thiếu.

6. Chăm sóc ếch sau khi đẻ

Sau khi ếch cái đẻ, nên vớt hết trứng và cho vào bể ấp riêng (tất nhiên phải vệ sinh đảm bảo bể ấp sạch sẽ và không có mầm bệnh). Một ngày sau trứng sẽ nở hoàn toàn với điều kiện môi trường ấp phải đạt 26-280C.

Nhiều bà con nông dân ở các tỉnh thành đang áp dụng biện pháp kích thích sinh sản cho ếch bằng thuốc (LH-RHA/HCG). Đây cũng là một trong những cách thúc đẩy ếch sinh sản nhanh hơn, nhiều hơn và đều hơn.

>> Mời bà con tham khảo thêm bài viết: 



Bà con muốn mua hoặc bán cây giống, con giống?

Đăng Bán / Mua

2 COMMENTS

HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here