Mô hình nuôi dê hiệu quả. Kỹ thuật nuôi dê sinh sản, lấy thịt và sữa


Thu nhập bình quân của một hộ chăn nuôi dê hướng thịt lên đến hơn 30 triệu đồng/lứa. Đây là một khoản thu không hề nhỏ trong thời buổi kinh tế khó khăn của những người làm kinh doanh nông nghiệp hiện nay. Chính vì chi phí đầu tư thấp, lợi nhuận khá cao nên các mô hình nuôi dê đang là một trong những lựa chọn hàng đầu của các hộ nông dân. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện tự nhiên và kinh tế hộ mà chọn cho mình mô hình chăn nuôi phù hợp để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Mô hình và kỹ thuật nuôi dê sinh sản, nuôi dê lấy thịt và lấy sữa

Các mô hình nuôi dê hiệu quả

Hiện ở Việt Nam có 3 mô hình nuôi dê phổ biến là nuôi sinh sản, nuôi lấy thịt và mô hình nuôi lấy thịt + sữa. Mỗi mô hình có có kỹ thuật nuôi và chăm sóc riêng để đạt năng suất cao nhất. Dưới đây là chi tiết từng mô hình để bà con tham khảo. 

1. Mô hình nuôi dê sinh sản

Để nuôi dê sinh sản mang lại hiệu quả kinh tế cao, các hộ nông dân cần áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nuôi.

Làm chuồng

Chiều cao chuồng nên cách mặt đất từ 80-100cm. Mặt sàn phải đều, nhẵn. Chiều rộng khe sàn nên chừa khoảng 1,5-2cm để dễ lọt phân nhưng không làm dê bị kẹt móng. Dê thích ăn ở độ cao chứ không ăn ở mặt đất dó đó máng ăn nên treo cách mặt sàn từ 0.2-0,5m. Máng ăn phải đủ dài cho tất cả dê trong chuồng ăn cùng một lúc. Diện tích chuồng thích hợp là 0,7-0,9m2/con.

Chọn nơi làm chuồng ở cuối hướng gió, tránh ảnh hưởng đến những hộ xung quanh. Mặt trước cần hướng về ánh nắng buổi sáng để dê sinh trưởng tốt.

Mô hình nuôi dê làm giàu. Mô hình nuôi dê sinh sản, lấy thịt và sữa

Chọn giống dê sinh sản tốt

Con giống có vai trò cực kỳ quan trọng đặc biệt là dê sinh sản. Khi chọn giống, hộ chăn nuôi nên chọn những con có lý lịch rõ ràng, có bố mẹ, ông bà có chất lượng tốt.

Điểm cần lưu ý: Ngoại hình phải cân đối, lưng phẳng, ngực nở, bụng to vừa phải, 4 chân cứng cáp, lông mềm mượt, hông nở rộng. Dê đực giống tinh hoàn to đều, đi lại linh hoạt, mắt lanh lẹ, khỏe mạnh.

Thức ăn cho dê sinh sản

Dê là loài ăn tạp, do đó thức ăn cung cấp cho dê rất phong phú có thể là các loại cây bụi, cỏ trồng, cỏ mọc tự nhiên, các loại lá cây như so đũa, mít, chuối, dâm bụt, phế phẩm nông nghiệp như rơm, thân cây bắp, ngọn mía … thức ăn tinh, thức ăn khoáng. Trong đó, thức ăn thô xanh chiếm khoảng 70-80% khẩu phần ăn của dê.

Dê không thích ăn cỏ bị ướt, do đó nếu cắt cỏ sau trận mưa nhớ phơi khô rồi mới cho dê ăn để dê không bị chướng hơi, tiêu chảy.

Cho dê phối giống

Để đạt được hiệu quả tốt nhất thì nên cho dê phối giống khi dê được 8 tháng tuổi. Chu kỳ động dục của dê là từ 18-23 ngày. Thời gian mang thai biến động từ 145-157 ngày. Sau khi đẻ cần lưu ý: Dê con 3 ngày sau sinh nên tiêm thêm sắt để dê con mau lớn.

>> Tham khảo thêm bài viết chi tiết: mô hình và kỹ thuật nuôi dê sinh sản

2. Mô hình nuôi dê thịt

Mô hình này thường áp dụng hình thức nuôi thâm canh (nuôi nhốt hoàn toàn, không thả rông).

Mô hình nuôi dê làm giàu. Mô hình nuôi dê sinh sản, lấy thịt và sữa

Làm chuồng

Kỹ thuật làm chuồng trong nuôi dê lấy thịt cũng giống với dê sinh sản. Chỉ khác diện tích cho dê lấy thịt nhỏ hơn khoảng từ 0,5-0,7m2/con.

Chọn giống dê thịt

Chọn dê con đực có nguồn gốc rõ ràng, dê bố mẹ khỏe mạnh, không dị tật, tăng trưởng tốt. Lông mềm mượt, nhìn lanh lẹ, cứng cáp. Nên chọn dê Boer thuần hoặc dể Boer lai để năng suất sau xẻ thịt được cao nhất.

Kỹ thuật nuôi dê thịt

Trong khoảng từ 4-6 ngày đầu mới sinh cho dê bú sữa mẹ hoàn toàn để hấp thụ nhiều dưỡng chất trong sữa giúp dê con tăng sức đề kháng.

Tuân thủ các đợt tiêm vacxin cho dê theo đúng quy trình của Bộ nông nghiệp đưa ra.

Những ngày sau đó, cho dê ăn những thức ăn thô xanh non, dễ tiêu để dê làm quen với dưỡng chất từ nguồn thức ăn mới. Về sau tăng dần khẩu phần ăn, có bổ sung thêm một số khoáng chất và muối ăn (khoảng 9g/ngày). Không được cho ăn những loại lá cây, phụ phẩm không rõ nguồn gốc gây ngộ độc cho dê.

Thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe của dê xem có mắc bệnh gì không để kịp thời xử lý.

Dê con khi trưởng thành đạt mức 35-40kg là đã có thể xuất bán. Đừng nên để dê tăng đến 50kg sẽ khó bán.

>> Mời bà con tham khảo thêm bài viết: 

3. Mô hình duôi dê lấy thịt và sữa

Giống dê có thể lấy sữa được ở Việt Nam phổ biến nhất là giống dê Bách Thảo.

Mô hình nuôi dê làm giàu. Mô hình nuôi dê sinh sản, lấy thịt và sữa

Chọn giống

Nên chọn dê Bách Thảo (đực và cái) có bố mẹ khỏe mạnh, nguồn sữa dồi dào, nuôi và chăm sóc dê con tốt. Ngoại hình nhìn tinh nhanh, lưng dài, lông phải mịn, không sần, không bị dị tật.

Làm chuồng

Có thể áp dụng như kỹ thuật làm chuồng của dê sinh sản và dê lấy thịt.

Nguồn thức ăn

Kết hợp nhiều nguồn thức ăn cho bữa ăn của dê thêm phong phú và đủ dưỡng chất. Các loại thô xanh nên cho ăn 10kg/con, bổ sung thêm các loại thức ăn sẵn có khác như mía, đậu, khoai …

Thức ăn giúp dê tăng tuyến sữa như cám gạo, cám dừa, sắn, đậu,… có thể bung sung khoảng 0,4kg/con/ngày.

Kỹ thuật chăm sóc

Chăm sóc dê hướng thịt và dê lúc sinh sản như kỹ thuật đã đề cập ở trên. Đến thời điểm cần vắt sữa dê nên chú ý:

Khi dê mẹ sinh con ra thì tuyến sữa cũng bắt đầu hoạt động. Lúc này chủ vật nuôi phải dùng nước ấm lau phần nầm của dê để làm sạch và kích thích tuyến sữa ra nhanh hơn.

Nên có thời gian vắt sữa cố định để tạo thói quen và lượng sữa được vắt cũng được ổn định và đều hơn. Khi vắt nhớ vắt thật nhẹ, tránh làm đau dễ gây sưng tuyến vú. Số lần vắt tùy vào lượng sữa của dê mẹ. Khi nào thấy vú mẹ hết căng thì có thể dừng.

Sữa sau khi vắt nên được lọc kỹ cho sạch, hấp cho chín mới đưa ra bán hoặc sử dụng. Mỗi dê mẹ có thể cung cấp từ 1,2-1,4 lít/ngày.



Bà con muốn mua hoặc bán cây giống, con giống?

Đăng Bán / Mua

HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here