Gà sao là giống gà có thịt, trứng thơm ngon, sức đề kháng cao, dễ nuôi, dễ thích nghi và có giá bán thương phẩm cao. Hiện nay, mô hình nuôi gà sao đem lại hiệu quả kinh tế tương đối tốt. Tuy nhiên, vì là giống gà khá mới nên nhiều hộ gia đình vẫn đang gặp khó trong việc tìm thức ăn và sử dụng thức ăn sao cho hợp lí. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bà con thông tin về thức ăn của gà sao cũng như cách cho ăn theo độ tuổi chi tiết nhất.
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà đông tảo thương phẩm
Gà Đông Tảo là giống gà quý, có từ rất xa xưa ở Hưng Yên. Đây từng là giống gà Tiến Vua vì từng được dâng lên vua chúa. Ngày nay, gà Đông Tảo đã phổ biến hơn và được người tiêu dùng đặc biệt ưa chuộng do được xếp vào nhóm gà quý hiếm, mùi vị đặc trưng, thơm ngon đặc biệt. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới bà con kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo chi tiết, và cách phối trộn thức ăn cho gà Đông Tảo để đàn gà mau lớn, cho năng suất cao.
Cá trê ăn gì? Các loại thức ăn cho cá trê nuôi thương phẩm
Nuôi cá trê thương phẩm là mô hình chăn nuôi sinh lời tốt của nhiều hộ gia đình và trang trại hiện nay. Loài cá này có tốc độ sinh trưởng rất nhanh, mau chóng đạt trọng lượng cao, đặc biệt là đối với loại cá trê lai. Cá trê có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau nên có thể dễ dàng tìm kiếm nguồn thức ăn cho cá, tiết kiệm chi phí chăn nuôi và quay vòng vốn khá nhanh. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới bà con những loại thức ăn tốt nhất nuôi cá trê thịt!
Kỹ thuật nuôi bò sinh sản. Mô hình chăn nuôi bò sinh sản nhốt chuồng
Với lợi nhuận trung bình mỗi năm 10 triệu đồng/con, nuôi bò sinh sản nhốt chuồng đang là hướng đi thu hút nhiều hộ nông dân đầu tư nhằm gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống của gia đình. Để nắm vững kiến thức trong cách chọn bò giống sinh sản, cách chăm sóc từ bò mẹ cho đến lúc sinh bê con như thế nào, bà con hãy tham khảo bài viết hướng dẫn chi tiết kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản theo mô hình nhốt chuồng dưới đây.
Các loại chim trĩ. Nên nuôi chim trĩ đỏ, trĩ xanh hay chim trĩ 7 màu?
Chim trĩ là vật nuôi có giá trị kinh tế rất cao, giúp nhiều gia đình cải thiện kinh tế, vươn lên làm giàu. Hiện ở Việt Nam có 2 giống chim trĩ phổ biến làm chim trĩ đỏ, trĩ xanh. Ngoài ra còn giống hiếm hơn là chim trĩ 7 màu. Bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bà con đặc điểm các giống chim trĩ, và giá trị kinh tế của từng giống chim trĩ hiện nay. Qua đó để bà con thấy được nên nuôi chim trĩ đỏ hay chim trĩ xanh, hay chim trĩ 7 màu.
I. Chim trĩ đỏ
Chim trĩ đỏ, hay chim trĩ khoang cổ đỏ. Trước khi được con người “thuần hóa” để nuôi như một loài vật nuôi trong nhà, chim trĩ đỏ thường trú ngụ ở những nơi có núi rừng, nhiều cây cỏ. Ở Việt Nam chúng xuất hiện ở các vùng núi như Cao Bằng, Lạng Sơn, Núi Bà, rừng Cát Tiên, các khu được bảo tồn như rừng U Minh …
1. Đặc điểm chim trĩ đỏ
Chim trĩ đỏ có màu sắc rất đẹp và bắt mắt, đặc biệt là con trống. Phần đầu màu xanh óng ánh, da mặt đỏ, có một vòng trắng quanh cổ rõ rệt. Phần mình màu nâu thẩm, phần dưới ngực màu tím hồng đậm, hai bên cánh màu vàng nhạc, điểm đốm đen trắng. Nhiều màu kết hợp làm chim trĩ nỗi bật so với các loài gia cầm khác.
Chân chim màu xám hoặc vàng. Lông đuôi màu xám tro hoặc xám vàng rất dài gần 1m. Khối lượng khi chim trưởng thành từ 1,2 – 2kg
Vì là động vật hoang dã nên chim trĩ đỏ có sức đề kháng cao, có thể chống lại được một số bệnh do môi trường gây ra.
2. Thức ăn của chim trĩ đỏ
Thức ăn của chim trĩ đơn giản, tương tự nhưng ít hơn của gà, chúng chỉ ăn một lượng bằng một nửa so với gà. Một con chim trĩ trưởng thành chỉ tiêu tốn lượng thức ăn khoảng 6-7kg/lứa, trong khoảng 5 tháng.
Thời gian ăn của chúng không cố định, khi nào hết thì tiếp thêm. Thức ăn có thể là những nguồn có thể tận dụng được như thóc, đậu, ngô, rau… Hết sức hạn chế cho ăn cám vì sẽ làm giảm đáng kể chất lượng thịt, trứng và giá trị kinh tế của loài chim này.
3. Giá trị kinh tế của chim trĩ đỏ
Chim trĩ đỏ có khả năng phối giống tốt, cho năng suất thịt và trứng cao. Nếu mỗi hộ nuôi khoảng 5 con trĩ trống (thịt) và 5 con trĩ mái (sinh sản) thì mỗi năm chúng sẽ cung cấp khoảng 10kg thịt thương phẩm và 500 trứng.
Nếu giá chim trĩ thịt là 400.000đ/kg và giá trứng chim là 30.000đ/trứng thì mỗi năm hộ nuôi có thể thu được gần 20 triệu đồng từ việc bán thịt và trứng, với chi phí lao động và thức ăn thấp.
II. Chim trĩ xanh
Chim trĩ xanh (hay chim trĩ đen) là giống chim ngoại có nguồn gốc Nhật Bản, được du nhập vào Việt Nam từ cách đây hơn một thập kỷ. Hiện chúng đã thích nghi được với khí hậu nhiệt đới và sinh trưởng rất tốt.
1. Đặc điểm chim trĩ xanh
Về ngoại hình, tập tính và sự tăng trưởng gần như giống với chim trĩ đỏ. Chỉ khác ở màu sắc lông và độ dài của cơ thể. Chim trĩ xanh có một bộ lông rất hấp dẫn người xem đặc biệt là chim trĩ xanh thuần chủng với chủ đạo là màu xanh óng đậm có điểm thêm màu tím, xám, vàng, đỏ.
Về kích thước cơ thể, chim trĩ xanh dài hơn chim trĩ đỏ khoảng 20cm. Còn về thức ăn cho thì tương tự như chim trĩ đỏ, bà con có thể cho ăn thức ăn của gà thả vườn thông thường (ngô, thóc, rau,…), nhưng với khối lượng ít hơn. Hạn chế cho ăn cám để tránh làm mất dáng của giống chim này.
2. Giá trị kinh tế
Chim trĩ xanh có giá trị kinh tế cao hơn chim trĩ đỏ nhờ vào chất lượng thịt cực kỳ giàu dinh dưỡng, có thể làm thuốc trong đông y, giúp bồi bổ cơ thể, giúp người bệnh nhanh phục hồi.
Mặt khác, chúng khó nhân giống, nên dù trọng lượng có giống với chim trĩ đỏ, thì chim trĩ xanh vẫn có giá cao hơn rất nhiều. Nếu mỗi hộ nuôi khoảng 3 con chim trĩ xanh trống và 6 – 9 con trĩ xanh mái thì mỗi lứa (khoảng 5-6 tháng) người nuôi có thể thu được khoảng 40 – 60 triệu đồng từ việc bán giống và bán trứng (nếu trong điều kiện thuận lợi, chăm sóc tốt, chim trĩ khỏe mạnh và sinh sản đều).
III. Chim trĩ 7 màu
Chim trĩ 7 màu có nguồn gốc từ Trung Quốc, là giống chim trĩ có màu sắc nổi bật nhất trong số các loại chim trĩ đang được nuôi phổ biến ở nước ta.
1. Đặc điểm
Về chiều dài cơ thể, chim trĩ 7 màu giống như chim trĩ xanh, riêng con trống thì dài hơn khoảng 30cm. Màu sắc sặc sỡ đủ màu đỏ, vàng, xanh, đen, xám…
Thức ăn chủ yếu cho chim trĩ 7 màu cũng tương tự thức ăn của hai loại chim trĩ trên.
Mùa sinh sản của chim trĩ 7 màu là từ tháng 3-tháng 7. Có thể đẻ khoảng 18 trứng/mùa, vì số lượng con ít, người sành chơi lại rất ưa chuộng nên giá chim trĩ 7 màu rất cao.
2. Giá trị kinh tế
Giá trị kinh tế của loại chim này cao nhất trong 3 loại chim trĩ được đề cập ở đây, bán 1 con chim giống giá phải đến gần 2 triệu đồng, con chim lúc trưởng thành phải hơn 5 triệu đồng/con (tùy thời điểm).
IV. Nên nuôi chim trĩ xanh, trĩ đỏ hay trĩ 7 màu?
Hiện nay, các hộ chăn nuôi chim trĩ chỉ tập trung vào hai giống là chim trĩ xanh và trĩ đỏ. Còn trĩ 7 màu do giá quá cao, thị trường hẹp nên khó tiêu thụ, trong khi khả năng sinh sản thấp và khó chăm sóc.
Về chim trĩ xanh hay chim trĩ đỏ. Với hộ chăn nuôi theo hướng thương phẩm (lấy thịt và trứng) thì nên nuôi chim trĩ đỏ vì giá giống thấp hơn, dễ nuôi hơn và khả năng sinh sản tốt hơn chim trĩ xanh. Bên cạnh đó, giá thương phẩm cũng hợp lý hơn nhiều so với chim trĩ xanh nên thị trường tiêu thụ rộng, dễ tiếp cận với người tiêu dùng.
Chim trĩ xanh chăm sóc khó hơn, đòi hỏi người nuôi có kỹ thuật và thường được nuôi theo hướng làm cảnh. Trĩ xanh thương phẩm cũng có nhưng rất ít, vì giá quá cao nên khó tiêu thụ.
V. Kết luận
Từ những thông tin được cung cấp trên có thể thấy, chim trĩ có giá trị kinh tế rất cao. Với cùng một công chăm sóc, cùng chi phí thức ăn, một cặp chim trĩ có thể mang lại giá trị kinh tế cao gấp hàng chục lần các loại gia cầm thông thường. Việc nuôi chim trĩ hoàn toàn có thể thay đổi cuộc sống của người nông dân nếu biết cách chăn nuôi và đầu tư đúng cách.
>> Mời bà con tham khảo thêm bài viết:
Giá gà Hồ giống thuần chủng. Giá gà Hồ giống lai hiện nay
Gà hồ Bắc Ninh là giống gà đặc sản và được coi là “linh kê” của người Việt từ xa xưa. Do đó, ngoài chất lượng thịt thượng hạng và giá trị dinh dưỡng cao, gà hồ còn mang ý nghĩa rất lớn về mặt tinh thần. Hiện nay, gà Hồ đang được nhân giống rộng rãi và nuôi thương phẩm trên cả nước, mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới bà con những thông tin về giá gà hồ giống thuần chủng và giá gà hồ giống lai.
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi tắc kè sinh sản ở miền Bắc
Tắc kè là một loài động vật tự nhiên và đã được nghiên cứu là một loại dược liệu quý giá. Trước đây, tắc kè tự nhiên rất nhiều nhưng do đánh bắt quá nhiều khiến số lượng sụt giảm. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng tắc kè vẫn rất lớn nên nhiều cơ sở, hộ chăn nuôi đã bắt tắc kè tự nhiên về để thuần hóa, nuôi để làm thương phẩm và sinh sản nhân giống. Bài viết dưới đây, Triệu Phú Nông Dân sẽ hướng dẫn bà con kỹ thuật nuôi tắc kè ở miền Bắc.
Gà tre ăn gì? Các loại thức ăn tốt nhất cho gà tre
Thức ăn cho gà tre không quá khác biệt với các loại gà khác nhưng cần chuẩn bị và cho ăn một cách cẩn thận. Gà tre thường nhạy cảm thức ăn hơn nên chế độ dinh dưỡng sẽ phải cầu kỳ hơn. Đối với gà tre thương phẩm và gà tre cảnh, gà tre đá chọi lại có chế độ chăm sóc tương đối khác nhau để phù hợp với đặc điểm của nó.
Giá chim trĩ đỏ, chim trĩ xanh giống. Trang trại bán chim trĩ giống
Vài năm trở lại đây, mô hình chăn nuôi chim trĩ đã giúp nhiều bà con cải thiện kinh tế nhanh chóng. Ở Việt Nam hiện có 2 giống chim trĩ phổ biến, chủ yếu được nuôi để làm cảnh là chim trĩ đỏ và chim trĩ xanh. Cũng có một số nơi nuôi chim trĩ lấy thịt và lấy trứng, bán cho các nhà hàng lớn làm đặc sản với giá rất cao. Để giúp bà con dễ dàng tiếp cận hơn với giống gia cầm mới này, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu giá chim trĩ đỏ, chim trĩ xanh giống, và các trang trại bán chim trĩ giống uy tín.
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà ri thương phẩm
Gà ri là một trong những giống gà nội địa phổ biến nhất tại Việt Nam trong hàng trăm năm qua. Thịt gà ri ngon, săn chắc, giàu dinh dưỡng, chất lượng vượt trội so với các giống gà thương phẩm khác. Chính vì vậy nên mô hình nuôi gà ri đang mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho bà con nông dân. Bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bà con những đặc điểm của giống gà ri thuần chủng, cũng như kỹ thuật nuôi gà ri thịt năng suất cao.