Kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản. Cách nuôi thỏ con và thỏ mẹ sau khi sinh


Thỏ là một trong những giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao, dễ nuôi, vốn ít nên đang được rất nhiều hộ gia đình lựa chọn để thoát nghèo, tăng gia và làm giàu bền vững. Có 2 mô hình nuôi thỏ phổ biến nhất hiện nay là nuôi thỏ sinh sản và nuôi thỏ thịt. Bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu mô hình  kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản đạt năng suất và giá trị kinh tế cao tới bà con.

Kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản. Cách nuôi thỏ con và thỏ mẹ sau khi sinh

Kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản

1. Lựa chọn thỏ sinh sản giống

Nên lựa chọn thỏ con có lý lịch rõ ràng, có bố mẹ khỏe mạnh. Thỏ mẹ có hông rộng (mắn đẻ), chăm sóc con sinh trưởng nhanh. Cần tiêm ngừa đầy đủ cho thỏ con khi còn ở chung với mẹ. Khoảng hơn 3 tháng là đã có thể cho mẹ sang chuồng khác để thỏ con tự sinh trưởng.

2. Quy cách làm chuồng

Quy cách làm chuồng phù hợp nhất cho thỏ nuôi sinh sản là chuồng hình hộp chữ nhật có kích thước khoảng 90 x 60 x 50cm. Chuồng nuôi thỏ có thể nhốt 2 con/chuồng, còn khi thỏ đã mang thai thì nhốt riêng mỗi con 1 chuồng. Chuồng có thể làm một tầng hoặc hai tầng. Đối với kiểu chuồng một tầng thì làm nắp mở chuồng ở mặt trên, còn chuồng hai tầng thì nắp mở ở phía trước. Đáy chuồng phải luôn có dụng cụ chứa phân và nước giải của thỏ.

>> Tham khảo thêm bài viết kỹ thuật làm chuồng nuôi thỏ

Kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản. Cách nuôi thỏ con và thỏ mẹ sau khi sinh

3. Thức ăn

Thức ăn cho thỏ chủ yếu là các loại thức ăn thô như củ, quả, lá (cà rốt, su hào, bắp cải, các loại lá cây cỏ …). Loại thức ăn này cần phải đảm bảo vệ sinh, không bị ẩm, mốc hay bị phun thuốc.

Thức ăn có tinh bột như khoai, ngô, sắn … ngoài ra, có thể bổ sung thêm các loại thức ăn công nghiệp khác.

Lượng thức ăn cho thỏ nên chiếm khoảng 6-8% so với trọng lượng của thỏ. Khi thỏ đã trưởng thành nên tránh ăn nhiều thức ăn giàu tinh bột để tránh tạo mỡ, gây béo phì, ảnh hưởng đến việc sinh sản sau này.

Cách nhận biết thỏ động dục

Trước hết phải nhận biết dấu hiệu thỏ động dục, để biết được điều này người chăn nuôi phải quan sát và tiếp xúc với chúng.

Trong thời kỳ động dục thỏ sẽ có những biểu hiện khác thường ngày, chạy nhảy nhiều hơn, “tăng động” hơn, hay có tư thế nhổng mông lên và nhất là không còn háu ăn như bình thường.

Kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản. Cách nuôi thỏ con và thỏ mẹ sau khi sinh

Khi thỏ cái được khoảng 7-8 tháng thì cần thường xuyên kiểm tra phần âm hộ của thỏ, khi chúng có dấu hiệu tấy đỏ, màu sắc không còn màu hồng nữa mà thành màu đỏ tươi thì biết rằng thỏ đang trong giai đoạn muốn động dục. Đây là thời điểm thích hợp để phối giống, nếu âm hộ có màu đỏ đậm hay bầm là hết thời kỳ chịu đực.

Khi cho phối giống cũng cần lưu ý, bắt thỏ cái nhốt chung với thỏ đực, nếu bắt thỏ đực vào lồng thỏ cái sẽ không có hiệu quả vì thỏ đực lạ chuồng nên sẽ không chịu “hợp tác”. Tần số phối giống nên là 2 lần/ngày. Chu kỳ động dục của thỏ cái 3-4 ngày sau khi đẻ.

Cách nhận biết thỏ mang thai

Thông thường khi cho phối giống, người nuôi phải quan sát thỏ cái có cho thỏ đực giao phối hay không, nếu thỏ cái đồng ý thì khả năng cao sẽ đậu thai. Dấu hiệu cụ thể, thỏ cái sẽ tự nhổ lông ở phần bụng để ủ ấm cho con. Kích thước vòng bụng sẽ tăng lên, đi đứng chậm hơn, hay có biểu hiện dữ hơn khi có người sờ vào cơ thể, không vui đùa, chạy nhảy …

Nếu thấy được những dấu hiệu trên thì có thể chắc chắn thỏ đã có thai. Trong giai đoạn này, chủ nuôi cần phải chuẩn bị ổ đẻ cho chúng, kích thước phù hợp là 50x35x20cm (dxrxc). Trước khi đẻ 1-2 ngày, nhớ đặt ổ đẻ vào chuồng khi thỏ mang thai được khoảng 27-28 ngày và lấy ổ đẻ ra khi thỏ con trên 20 ngày.

Kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản. Cách nuôi thỏ con và thỏ mẹ sau khi sinh

Khi đẻ thỏ sẽ bị mất máu rất nhiều nếu để thỏ đẻ tự nhiên vì thế công việc kiểm tra hàng ngày và can thiệp bằng thuốc cầm máu ngay cho thỏ phải luôn đảm bảo kịp thời. Có như thế, thỏ mẹ mới có thể phục hồi sức khỏe nhanh và ổn định.

Khi thời tiết thay đổi cần bổ sung thêm vitamin và kháng sinh cho thỏ trong vòng 3-5 ngày để tăng sức đề kháng. Đồng thời, phải theo dõi thường xuyên để phòng và trị các bệnh thường gặp trên thỏ (ghẻ, tiêu chảy).

Cách nuôi thỏ con sau sinh

Khi thỏ còn ở cùng với mẹ, người nuôi không nên tiếp xúc vì như thế thỏ mẹ rất dễ bỏ con do nghe mùi lạ.

Kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản. Cách nuôi thỏ con và thỏ mẹ sau khi sinh

Trong vòng hơn 1 tháng đầu, cần bổ sung sữa cho thỏ con, với lượng sữa trung bình mỗi ngày:

7 ngày: 6ml/2 bữa

14 ngày: 10ml/2 bữa

Trên dưới 1 tháng: 14ml/2 bữa.

Từ tuần thứ 6 trở đi, có thể tập cho thỏ con ăn để dạ dày làm quen với loại thức ăn mới ngoài sữa. Nhớ chú ý vấn đề vệ sinh cho thỏ con thật kỹ để tránh bị nhiễm bệnh.

>> Mời bà con tham khảo thêm bài viết: 



Bà con muốn mua hoặc bán cây giống, con giống?

Đăng Bán / Mua

HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here