Oops! It appears that you have disabled your Javascript. In order for you to see this page as it is meant to appear, we ask that you please re-enable your Javascript!

Cách nhận biết gà mái sắp đẻ. Cách bảo quản trứng gà để ấp

Chăn nuôi gà đẻmô hình chăn nuôi phổ biến mà hầu hết trang trại nuôi gà nào cũng đang áp dụng. Gà đẻ cho sản lượng trứng lớn, có thể bán thương phẩm hoặc ấp giống, giá trị kinh tế cao, khi gà hết hạn đẻ có thể chuyển sang bán gà thịt. Để thu nhặt trứng gà kịp thời giúp bảo quản tốt nhất, bà con nên biết cách nhận biết gà mái sắp đẻ, cũng như cách bảo quản trứng gà để ấp. 

Cách nhận biết gà mái sắp đẻ. Cách bảo quản trứng gà để ấp

Hướng dẫn kỹ thuật úm gà bằng đèn hồng ngoại

con khi mới nở hoặc khi bắt về nuôi chúng không thể kiểm soát được nhiệt độ của mình nên cần úm bằng ánh sáng để giữ ấm cơ thể. Ngày nay, kỹ thuật úm gà bằng đèn hồng ngoại được nhiều hộ chăn nuôi và gia đình lựa chọn vì tiện lợi và giúp gà khỏe tăng sức đề kháng.

Hướng dẫn kỹ thuật úm gà bằng đèn hồng ngoại

Hướng dẫn bà con cách tự làm máng ăn, máng uống cho gà

Máng ăn, máng uống là dụng cụ không thể thiếu khi chăn nuôi gà. Sử dụng máng ăn, máng uống giúp gà không phá thức ăn, đảm bảo vệ sinh, tránh tranh giành và tiết kiệm thời gian cho người chăn nuôi. Nhiều hộ gia đình, trang thường tự làm loại vật dụng này để tiết kiệm chi phí, thuận tiện trong chăn nuôi. Vậy cách làm máng ăn, máng uống cho gà như thế nào? Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cho bà con một cách cụ thể.

Cách tự làm máng ăn cho gà. Cách làm máng uống tự chế cho gà

Kỹ thuật nuôi gà thịt nhốt chuồng. Thức ăn nuôi gà thịt nhốt chuồng nhanh lớn

Các giống gà từ xưa đến nay vẫn luôn là giống gia cầm quan trọng, gắn liền với đời sống nhân dân Việt Nam. Thịt gà không chỉ là thức dâng trong các lễ nghi truyền thống của dân tộc. Chúng còn là một món ăn bổ dưỡng, vừa mang phong vị dân dã thôn quê, vừa đậm chất sơn hào thượng hạng rất được yêu thích bởi mùi vị thơm ngon, béo, bùi mà không ngấy. Nắm bắt được nhu cầu sử dụng thịt gà ngày càng cao của xã hội, nhiều bà con nông dân đã mạnh dạn mở trang trại để nuôi gà lấy thịt. Vậy làm thế nào để nuôi gà thịt nhốt chuồng đúng cách, hiệu quả kinh tế cao, mời bà con tham khảo những kĩ thuật nuôi gà thịt nhốt chuồng dưới đây.

Kỹ thuật nuôi gà thịt nhốt chuồng. Thức ăn nuôi gà thịt nhốt chuồng

Nuôi gà tre làm giàu. Những triệu phú nông dân làm giàu từ nuôi gà tre

Mô hình nuôi gà tre thương phẩm đang được nhân rộng và phát triển mạnh trong vài năm trở lại đây. Với sức đề kháng cao, chất lượng thịt tốt, giá cả và nhu cầu thị trường ổn định, gà tre đang ngày càng chứng tỏ là vật nuôi tiềm năng, giúp bà con cải thiện kinh tế. Bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích những tiềm năng từ con gà tre, và những nông dân điển hình đã làm giàu thành công từ mô hình chăn nuôi này.

Nuôi gà tre làm giàu. Những triệu phú nông dân làm giàu từ nuôi gà tre

Tiềm năng làm giàu từ nuôi gà tre

Gà tre (còn được gọi là gà che) là một giống gà bản địa xuất xứ từ miền Tây nam bộ. Gà tre có kích thước và trọng lượng nhỏ (chỉ 600 – 800g/ con trống và 400 – 600g/ con mái. Gà tre có thời gian trưởng thành dài hơn các giống gà khác, khoảng 8 tháng đối với gà mái và 1 năm đối với gà trống.

Hiện nay trên thị trường gà tre được phân làm 2 loại:

  • Gà tre cảnh có giá bán rất cao dao động từ vài triệu đến vài chục triệu tùy vào được điểm từng cá thể.
  • Gà tre thịt được bán với giá 170 – 200 ngàn/kg cao hơn hẳn gà tây hay gà ta thông thường.

Các loại chim trĩ. Nên nuôi chim trĩ đỏ, trĩ xanh hay chim trĩ 7 màu?

Chim trĩvật nuôi có giá trị kinh tế rất cao, giúp nhiều gia đình cải thiện kinh tế, vươn lên làm giàu. Hiện ở Việt Nam có 2 giống chim trĩ phổ biến làm chim trĩ đỏ, trĩ xanh. Ngoài ra còn giống hiếm hơn là chim trĩ 7 màu. Bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bà con đặc điểm các giống chim trĩ, và giá trị kinh tế của từng giống chim trĩ hiện nay. Qua đó để bà con thấy được nên nuôi chim trĩ đỏ hay chim trĩ xanh, hay chim trĩ 7 màu. 

Các loại chim trĩ. Nên nuôi chim trĩ đỏ, trĩ xanh hay chim trĩ 7 màu?

I. Chim trĩ đỏ

Chim trĩ đỏ, hay chim trĩ khoang cổ đỏ. Trước khi được con người “thuần hóa” để nuôi như một loài vật nuôi trong nhà, chim trĩ đỏ thường trú ngụ ở những nơi có núi rừng, nhiều cây cỏ. Ở Việt Nam chúng xuất hiện ở các vùng núi như Cao Bằng, Lạng Sơn, Núi Bà, rừng Cát Tiên, các khu được bảo tồn như rừng U Minh …

1. Đặc điểm chim trĩ đỏ

Chim trĩ đỏ có màu sắc rất đẹp và bắt mắt, đặc biệt là con trống. Phần đầu màu xanh óng ánh, da mặt đỏ, có một vòng trắng quanh cổ rõ rệt. Phần mình màu nâu thẩm, phần dưới ngực màu tím hồng đậm, hai bên cánh màu vàng nhạc, điểm đốm đen trắng. Nhiều màu kết hợp làm chim trĩ nỗi bật so với các loài gia cầm khác.

Chân chim màu xám hoặc vàng. Lông đuôi màu xám tro hoặc xám vàng rất dài gần 1m. Khối lượng khi chim trưởng thành từ 1,2 – 2kg

Vì là động vật hoang dã nên chim trĩ đỏ có sức đề kháng cao, có thể chống lại được một số bệnh do môi trường gây ra.

2. Thức ăn của chim trĩ đỏ

Thức ăn của chim trĩ đơn giản, tương tự nhưng ít hơn của gà, chúng chỉ ăn một lượng bằng một nửa so với gà. Một con chim trĩ trưởng thành chỉ tiêu tốn lượng thức ăn khoảng 6-7kg/lứa, trong khoảng 5 tháng.

Thời gian ăn của chúng không cố định, khi nào hết thì tiếp thêm. Thức ăn có thể là những nguồn có thể tận dụng được như thóc, đậu, ngô, rau… Hết sức hạn chế cho ăn cám vì sẽ làm giảm đáng kể chất lượng thịt, trứng và giá trị kinh tế của loài chim này. 

3. Giá trị kinh tế của chim trĩ đỏ

Chim trĩ đỏ có khả năng phối giống tốt, cho năng suất thịt và trứng cao. Nếu mỗi hộ nuôi khoảng 5 con trĩ trống (thịt) và 5 con trĩ mái (sinh sản) thì mỗi năm chúng sẽ cung cấp khoảng 10kg thịt thương phẩm và 500 trứng.

Nếu giá chim trĩ thịt là 400.000đ/kg và giá trứng chim là 30.000đ/trứng thì mỗi năm hộ nuôi có thể thu được gần 20 triệu đồng từ việc bán thịt và trứng, với chi phí lao động và thức ăn thấp.

Các giống chim trĩ. Nên nuôi chim trĩ đỏ, trĩ xanh hay chim trĩ 7 màu?

II. Chim trĩ xanh

Chim trĩ xanh (hay chim trĩ đen) là giống chim ngoại có nguồn gốc Nhật Bản, được du nhập vào Việt Nam từ cách đây hơn một thập kỷ. Hiện chúng đã thích nghi được với khí hậu nhiệt đới và sinh trưởng rất tốt.

1. Đặc điểm chim trĩ xanh

Về ngoại hình, tập tính và sự tăng trưởng gần như giống với chim trĩ đỏ. Chỉ khác ở màu sắc lông và độ dài của cơ thể. Chim trĩ xanh có một bộ lông rất hấp dẫn người xem đặc biệt là chim trĩ xanh thuần chủng với chủ đạo là màu xanh óng đậm có điểm thêm màu tím, xám, vàng, đỏ.

Về kích thước cơ thể, chim trĩ xanh dài hơn chim trĩ đỏ khoảng 20cm. Còn về thức ăn cho thì tương tự như chim trĩ đỏ, bà con có thể cho ăn thức ăn của gà thả vườn thông thường (ngô, thóc, rau,…), nhưng với khối lượng ít hơn. Hạn chế cho ăn cám để tránh làm mất dáng của giống chim này. 

2. Giá trị kinh tế

Chim trĩ xanh có giá trị kinh tế cao hơn chim trĩ đỏ nhờ vào chất lượng thịt cực kỳ giàu dinh dưỡng, có thể làm thuốc trong đông y, giúp bồi bổ cơ thể, giúp người bệnh nhanh phục hồi.

Mặt khác, chúng khó nhân giống, nên dù trọng lượng có giống với chim trĩ đỏ, thì chim trĩ xanh vẫn có giá cao hơn rất nhiều. Nếu mỗi hộ nuôi khoảng 3 con chim trĩ xanh trống và 6 – 9 con trĩ xanh mái thì mỗi lứa (khoảng 5-6 tháng) người nuôi có thể thu được khoảng 40 – 60 triệu đồng từ việc bán giống và bán trứng (nếu trong điều kiện thuận lợi, chăm sóc tốt, chim trĩ khỏe mạnh và sinh sản đều). 

Các loại chim trĩ. Nên nuôi chim trĩ đỏ, trĩ xanh hay chim trĩ 7 màu?

III. Chim trĩ 7 màu

Chim trĩ 7 màu có nguồn gốc từ Trung Quốc, là giống chim trĩ có màu sắc nổi bật nhất trong số các loại chim trĩ đang được nuôi phổ biến ở nước ta.

1. Đặc điểm

Về chiều dài cơ thể, chim trĩ 7 màu giống như chim trĩ xanh, riêng con trống thì dài hơn khoảng 30cm. Màu sắc sặc sỡ đủ màu đỏ, vàng, xanh, đen, xám…

Thức ăn chủ yếu cho chim trĩ 7 màu cũng tương tự thức ăn của hai loại chim trĩ trên. 

Mùa sinh sản của chim trĩ 7 màu là từ tháng 3-tháng 7. Có thể đẻ khoảng 18 trứng/mùa, vì số lượng con ít, người sành chơi lại rất ưa chuộng nên giá chim trĩ 7 màu rất cao.

2. Giá trị kinh tế

Giá trị kinh tế của loại chim này cao nhất trong 3 loại chim trĩ được đề cập ở đây, bán 1 con chim giống giá phải đến gần 2 triệu đồng, con chim lúc trưởng thành phải hơn 5 triệu đồng/con (tùy thời điểm).

Các loại chim trĩ. Nên nuôi chim trĩ đỏ, trĩ xanh hay chim trĩ 7 màu?

IV. Nên nuôi chim trĩ xanh, trĩ đỏ hay trĩ 7 màu?

Hiện nay, các hộ chăn nuôi chim trĩ chỉ tập trung vào hai giống là chim trĩ xanh và trĩ đỏ. Còn trĩ 7 màu do giá quá cao, thị trường hẹp nên khó tiêu thụ, trong khi khả năng sinh sản thấp và khó chăm sóc. 

Về chim trĩ xanh hay chim trĩ đỏ. Với hộ chăn nuôi theo hướng thương phẩm (lấy thịt và trứng) thì nên nuôi chim trĩ đỏ vì giá giống thấp hơn, dễ nuôi hơn và khả năng sinh sản tốt hơn chim trĩ xanh. Bên cạnh đó, giá thương phẩm cũng hợp lý hơn nhiều so với chim trĩ xanh nên thị trường tiêu thụ rộng, dễ tiếp cận với người tiêu dùng. 

Chim trĩ xanh chăm sóc khó hơn, đòi hỏi người nuôi có kỹ thuật và thường được nuôi theo hướng làm cảnh. Trĩ xanh thương phẩm cũng có nhưng rất ít, vì giá quá cao nên khó tiêu thụ. 

V. Kết luận

Từ những thông tin được cung cấp trên có thể thấy, chim trĩ có giá trị kinh tế rất cao. Với cùng một công chăm sóc, cùng chi phí thức ăn, một cặp chim trĩ có thể mang lại giá trị kinh tế cao gấp hàng chục lần các loại gia cầm thông thường. Việc nuôi chim trĩ hoàn toàn có thể thay đổi cuộc sống của người nông dân nếu biết cách chăn nuôi và đầu tư đúng cách.

>> Mời bà con tham khảo thêm bài viết: 

Cách chọn gà trống làm giống. Những kỹ thuật lai tạo giống gà

Trong chăn nuôi, con giống là vấn đề rất quan trọng nếu muốn chăn nuôi thành công. Đối với gia cầm như thì chọn gà trống, gà mái làm giống phải cực kỳ cẩn thận, tỉ mỉ và quan sát đánh giá thật tốt thì mới đảm bảo giống có chất lượng tốt. Việc chọn con trống hay mái đều quan trọng, trong đó con trống cần cẩn thận hơn vì số lượng con trống ít hơn con mái. Dưới đây là kinh nghiệm chọn gà trống làm giống của chuyên gia trong chăn nuôi gà. 

Cách chọn gà trống làm giống tốt. Kỹ thuật lai tạo gà giống tốt

Mô hình, Kỹ thuật nuôi gà thả vườn kiểu mới năng suất cao, tiết kệm chi phí

Gà thả vườn (gà ta thả vườn) trước nay luôn được đánh giá cao do thịt gà dai, thơm, ngon, giàu dinh dưỡng. Vì thế, gà thả vườn thường có giá cao hơn gà được nuôi theo các hình thức khác (gà công nghiệp, gà nuôi nhốt,v.v). Những khi cao điểm và các dịp lễ tết, người nuôi gà thả vườn coi như trúng lớn. Còn lại, bình thường thì giá cả của gà thả vườn luôn ổn định nên người nuôi không phải phấp phỏng lo âu. Đó là lý do tại sao nhiều hộ gia đình chọn nuôi gà thả vườn để hướng đến nguồn thu nhập bền vững.

Mô hình, Kỹ thuật nuôi gà thả vườn kiểu mới năng suất cao, tiết kệm chi phí

Có nhiều định nghĩa gà nuôi thả vườn khác nhau, nhưng ở đây, xin được đề cập hai kiểu nuôi chính là nuôi thả rông hoàn toàn (mô hình nuôi gà thả vườn truyền thống) và nuôi bán chăn thả.

Nuôi gà ta làm giàu. Những nông dân trẻ làm giàu từ nuôi gà ta

Gà tagiống gia cầm dễ nuôi và phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay. Hầu hết gia đình ở nông thông đều nuôi gà để cải thiện kinh tế, do đó, việc làm giàu từ con gà đòi hỏi phải có một tư duy mới, một mô hình chăn nuôi mới để tạo ra sự khác biệt với các nông hộ chăn nuôi thủ công, nhỏ lẻ. Dưới đây là những câu chuyện về những người nông dân với tư duy mới, tạo ra những mô hình mới để làm giàu thành công từ con gà ta. 

Nuôi gà ta làm giàu. Những nông dân trẻ làm giàu từ nuôi gà ta

Anh Đặng Quang Nhân – Thái Nguyên

Bắt đầu chăn nuôi gà ta với số vốn 500 triệu đồng cùng với diện tích 1000 m2, anh Nhân đã quyết chí khởi nghiệp với kinh nghiệm hầu như là con số 0. Trong bước đầu của câu chuyện làm giàu, anh nhập 1500 gà ta giống, loay hoay với cách chăm sóc truyền thống nhưng đàn gà nhà anh lại bị bệnh viêm khớp hàng loạt. Hoang mang đứng trước nguy cơ mất trắng, anh nhờ cơ quan chức năng, liên hệ chuyên gia tham gia vào để “giải cứu” đàn gà của mình.

Cách pha trộn thức ăn cho gà. Công thức trộn cám cho gà

Trong kỹ thuật chăn nuôi gà thì cũng cấp đầy đủ nguồn thức ăn là rất quan trọng. Gà cần có khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng thì mới lớn nhanh, siêu thịt, siêu trứng mang lại lời cao cho bà con chăn nuôi. Muốn cung cấp khẩu phần ăn hợp lý thì bà con cần biết cách phối trộn thức ăn (cám) cho gà khoa học theo công thức hợp lý, dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của gà. 

Cách pha trộn thức ăn cho gà. Công thức trộn cám cho gà đẻ, gà thịt


Bài Viết Mới Nhất