Cá hồi Việt Nam nuôi ở đâu? Kỹ thuật nuôi cá hồi ở Việt Nam


Cá hồi là loại cá đặc sản trên thế giới, nhất là trứng cá hồi có giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần thịt. Tại Việt Nam, cá hồi được nuôi là cá hồi vân hay còn gọi là cá hồi nước lạnh. Chỉ có một số ít khu vực có điều kiện khí hậu thuận lợi mới nuôi được giống cá này, đồng thời phải áp dụng kỹ thuật nuôi thật chặt chẽ thì mới có thu hoạch và lợi nhuận. Vậy cá hồi Việt Nam nuôi được ở đâu? Và kỹ thuật nuôi cá hồi có phức tạp không? Mời bà con tham khảo bài viết dưới đây. 

Cá hồi Việt Nam nuôi ở đâu? Kỹ thuật nuôi cá hồi ở Việt Nam

Cá hồi Việt Nam nuôi ở đâu?

Những món ăn từ cá hồi thường có giá rất cao bởi loại cá này phần lớn là nhập khẩu từ nước ngoài. Ở tự nhiên, cá hồi sống ở vùng nước mặn và một năm chỉ một lần duy nhất bởi về dòng suối nước ngọt để đẻ trứng.

Sản lượng cá hồi nuôi ở Việt Nam hiện không nhiều do điều kiện tự nhiên ít thuận lợi, nhưng cũng đang tăng dần theo từng năm. Hiện nay, giống cá hồi được nhân giống và nuôi ở Việt Nam là giống cá hồi vân, ưa sống ở vùng nước lạnh, kí hậu lạnh. Nó sẽ không chịu được nhiệt độ cao, chỉ dưới ngưỡng 24 độ, trên 24 độ cá sẽ không sinh trưởng được.

Chỉ một số khu vực vùng núi cao ở nước ta, cách mặt nước biển khoảng trên 1000m mới có thể nuôi được loại cá này. Sa Pa được coi là hiên đường của loài cá nước lạnh như cá hồi, cá tầm bởi khí hậu lạnh đặc trưng quanh năm, nguồn nước dồi dào.

Cá hồi ở Việt Nam hiện chủ yếu được nuôi ở ngay dưới chân đỉnh Phanxipăng, tại thác Bạc, huyện Sa Pa Hà Giang, trên đỉnh Tây Côn Lĩnh. Một số khu vực của Yên Bái, Bắc Kạn hay Lâm Đồng cũng có trại nuôi cá hồi nhưng phải đầu tư về trang bị cơ sở vật chất đảm bảo nhiệt độ rất ổn định thì mới thành công. Nuôi cá hồi không phải là việc dễ.

Cá hồi Việt Nam nuôi ở đâu? Kỹ thuật nuôi cá hồi ở Việt Nam

Kỹ thuật nuôi cá hồi (cực kỳ nghiêm ngặt)

Đặc điểm của cá hồi là sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ nước từ 10-20oC, nếu nhiệt độ tới 24oC chúng có thể chịu đựng được nhưng gần như kém ăn, không lớn.

Hàm lượng oxy phải đảm bảo luôn ổn định ở mức > 7mg/l. Chúng sống tốt ở khu vực thủy vực tự nhiên, nước chảy với pH thích hợp từ 6,7 – 8,6. Để chuẩn bị nuôi cá hồi bà con cần trang bị những kiến thức sau đây.

1. Ao nuôi cá hồi

Hiện nay, nuôi cá hồi được phát triển đa dạng hình thức nuôi khác nhau như ao nuôi, lồng bè nước chảy. Hệ thống trang bị cho ao nuôi phải được đầu tư  bể xử lý nước, đặc biệt cần có hệ thống sục khí, bởi đây là một trong những yêu cầu cần thiết nhất khi nuôi cá hồi. Bà con có thể sử dụng máy nén khí, máy bơm để tăng lượng oxy, trong bể mắc một số dây sủi, quả sủi để không khí được phát tán đều trong nước. Ao nước chảy lớn có thể dùng máy quạt nước thay máy sục khí.

Một kỹ thuật khác trong thiết kế ao nuôi cá hồi đó là hệ thống bạt che nắng vì ánh nắng mặt trời sẽ làm tăng nhiệt độ của nước. Dùng hệ thống mái che là tốt nhất hoặc dùng loại lưới sợi nilon có màu đen. Nước nuôi cá hồi phải đảm cực sạch sẽ. Ở Việt Nam 2 nguồn nước chính nuôi được cá hồi là nước mặt gồm khe suối và nước ngầm. Nước cần xử lý thật kỹ nhiều vấn đề trước khi thả cá giống vào nuôi.

Bà con phải thường xuyên theo dõi nhiệt độ nước, oxy hòa tan phải luôn duy trì trên 6mg/l,  tránh hiện tượng nước bị ô nhiễm do lượng thức ăn nhiều, chất thải… vì hàm lượng đạm, mỡ trong thức ăn cá hồi rất cao. Nếu nuôi trong lồng bè thì định kỳ 3 ngày/lần phải làm sạch lưới và 1 tháng/lần thay lưới mới tránh làm cá sinh bệnh. Đảm bảo nguồn nước sạch, không bị vẩn đục là điều bà con phải chú ý nhất.

Đảm bảo nhiệt độ và độ oxy bão hòa trong nước cũng rất quan trọng. Với trại không có điện lưới, phải sử dụng điện máy phát  thường sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sục khí vào mùa hè nên cần chú ý.

2. Thức ăn cho cá hồi

Hiện nay, thức ăn cho cá hồi ở nước ta chưa tự sản xuất được. Các trại nuôi phải nhập khẩu cám viên ở Phần Lan. Cách thức cho cá hồi ăn như sau:

  • Sử dụng thức ăn viên khô (35-65% đạm) và được trộn thêm vitamin C, vitamin B1.
  • Tỷ lệ cho cá ăn từ 3,5% – 5% khối lượng cá trong ao nuôi

Bà con cần ghi chép lại quá trình cho cá ăn, theo dõi sự tiêu thục thức ăn của cá cũng như cân nặng có phát triển đúng tiêu chuẩn hay không.

Cá hồi Việt Nam nuôi ở đâu? Kỹ thuật nuôi cá hồi ở Việt Nam

3. Phòng trị bệnh cho cá hồi

Cá hồi thường mắc các bệnh do nấm và ký sinh trùng. Bà con nên phòng bệnh bằng cách tắm muối định kỳ 2 tuần/lần, nồng độ 2% trong khoảng 20 – 30 phút.

Sau mỗi cơn mưa cần bổ sung nước muối loãng. Công tác vệ sinh bể nuôi, ao nuôi, lồng bè phải thực hiện một cách cực kỳ nghiêm ngặt, nếu chủ quan thì cá sẽ bị bệnh, không đạt được chất lượng thịt cao.

4. Thu hoạch cá hồi

Cá hồi sẽ cho thu hoach nếu chăm sóc tốt sau 12 – 15 tháng có kích cỡ trung bình đạt 1,5 – 1,8kg. Quá trình thu hoạch phải nhẹ nhàng vì thể trạng cá yếu, dễ bị trày xước chết làm giảm giá trị kinh tế.

>> Mời bà con tham khảo thêm bài viết: 



Bà con muốn mua hoặc bán cây giống, con giống?

Đăng Bán / Mua

HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here