Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá trê vàng và cá trê phi


Cá trê là loài cá tương đối dễ nuôi, giá cả ổn định mang lại thu nhập cao. Hiện nay, giống cá trê có khá nhiều loại khác nhau nhưng được nuôi nhiều là cá trê vàng và cá trê phi vì chúng cho chất lượng thịt nhiều và ngon. Nuôi cá trê sẽ có lãi lớn nếu biết quy hoạch quy mô nuôi cá và áp dụng đúng kỹ thuật. Bài viết dưới đây, Triệu Phú Nông Dân sẽ chia sẻ tới bà con Kỹ thuật nuôi cá trê vàng và cá trê phi cho năng suất cao. 

Kỹ thuật nuôi cá trê vàng. Kỹ thuật nuôi cá trê phi. Thức ăn cho cá trê

Đặc điểm sinh trưởng của cá trê

Hiện nay, thị trường nuôi cá trê được phát triển khá nhiều ở các địa phương, ngoài đánh bắt từ ao ngòi, sông tự nhiên  thì nuôi cá trê được phát triển hơn cả vì cho năng suất cao và cung cấp đủ nhu cầu cho thị trường.

Cá trê mặc dù có nhiều loại nhưng tập tính của chúng thì không có gì khác nhau nhiều. Trong số các loại cá trê thì cá trê vàng và cá trê phi được thị trường tiêu thụ nhiều hơn cả.  Đặc điểm của 2 loại cá trê này đó là:

  • Cá trê vàng có màu sắc màu sậm, đồng nhất, có nhiều đốm trắng sáng sắp thành những vạch ngang trên thân, và rải rác ở mặt dưới thân. Phần thóp trán ngắn, có hình tam giác và không có gai vi ngực.
  • Cá trê phi có màu không đồng nhất mà có dạng bông trắng đen loang lỗ, không có các đốm trắng sáng. Thóp trán dài, có hình dạng như trái bầu dài và gai vi ngực xẻ rắng cưa ở mặt ngoài.

Nhìn chung, các loại cá trê đều có đặc tính háu ăn và sống khỏe ở môi trường xấu. Mặc dù chúng tiêu thụ thức ăn liên tục nhưng thực tế lượng thức ăn không nhiều và thời gian sinh trưởng nhanh, sinh trưởng mạnh mẽ nên giúp bà con nhanh chóng thu hồi vốn nhanh.

Kỹ thuật nuôi cá trê vàng và cá trê phi

Thực tế, kỹ thuật nuôi cá trê vàng và cá trê phi lai là giống nhau vì tập tính của chúng không có gì khác. Các địa phương đang phát triển mô hình nuôi rất hiệu quả từ nuôi ao, lồng bè đến bể xi măng đều cho năng suất lớn. Kỹ thuật nuôi khác nhau chủ yếu ở diện tích nuôi, môi trường nuôi ở đâu mà thôi.

1. Chuẩn bị ao nuôi (bể nuôi)

Nuôi cá trê có thể nuôi ở ao, lồng bè hay bể xi măng đều được. Đối với ao nuôi thì nên chuẩn bị ao có diện tích rộng, thích hợp từ 500-1.000 m2, mực nước đặt 1,5m -1,8m. Ao cần bố trí gần sông, hồ để cấp thoát nước  hợp lý. Xung quanh các bờ ao phải che chắn chắc chắn, không có hang hốc để cá thoát ra ngoài.

Cải tạo ao nuôi bằng cách rắc vôi bột và phơi nắng khoảng 3 – 4 ngày, sử dụng bột đậu nành bón ao với tỉ lệ  2-3 kg/100 m2 nhằm gây nuôi thức ăn tự nhiên.

Đối với nuôi ở bể xi măng thì bể phải được xây chắc chắn, xử lý bể bằng phèn chua, rửa sạch và phơi nắng.

Kỹ thuật nuôi cá trê vàng. Kỹ thuật nuôi cá trê phi. Thức ăn cho cá trê

2. Chọn giống và thả giống

Cá trê cần phải chọn loại giống chất lượng cao, con đồng đều và tỉ lệ cân đối. Không chọn con có mình trày xước, màu sắc không đồng đều.

Mật độ thả giống từ 15-20 con/m2. Trước khi thả cá nên cho cá tắm nước muối liều lượng 3 -5 g muối ăn /lit nước để diệt sạch vi khuẩn ở trên da cá.

>> Mời bà con tham khảo thêm bài viết: Giá cá trê giống. Trang trại bán cá trê giống miền Bắc và miền Nam

3. Thức ăn cho cá trê

Cá trê là loại ăn tạp nên bà con có thể chuẩn bị nhiều loại thức ăn cho chúng để tiết kiệm chi phí. Cho cá trê ăn bằng thức ăn theo từng giai đoạn, lượng thức ăn hàng ngày dao động từ 3 – 12 %/ khối lượng cá trong ao, duy trì theo liều lượng thứ 1 là 28 – 30 %, tháng thứ 2 là 24 – 26 % và tháng thứ 3 là 18 – 20 %.

Ngoài ra bổ sung thức ăn nông nghiệp như tấm, cám, phụ phế phẩm của nhà máy chế biến thuỷ sản, phế phẩm từ lò mổ gia súc, các loại tôm tép, cua, ốc, cá tạp để tiết kiệm chi phí thức ăn.

Mỗi ngày nên cho cá ăn thành nhiều lần, từ 2-4 lần lựa vào lúc thời tiết mát mẻ. Tránh cho ăn quá nhiều khiến chúng bội thực, không ăn hết thức ăn làm ô nhiễm nguồn nước.

>> Mời bà con tham khảo bài viết chi tiết: Cá trê ăn gì? Các loại thức ăn cho cá trê nuôi thương phẩm

4. Phòng bệnh

Nước để nuôi cá trê cần đảm bảo độ sạch. Khi nuôi ở môi trường ao hay bể xi măng đều phải thay nước định kỳ 10-15 ngày/lần, Mỗi lần chỉ thay 1/3 nước.

Thường xuyên theo dõi ao hàng ngày để đảm bảo môi trường cá sống thoải mái. Cá trê thường sống rất khỏe nhưng chúng vẫn dễ mắc phải các bệnh như bệnh nhầy da do ký sinh trùng, bênh trắng da khoang thân , bệnh trùng quả dưa, bệnh sán lá. Khi cá mắc bệnh phải chữa trị ngay bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thú y.

5. Thu hoạch 

Cá trê khi nuôi chỉ khoảng 5 – 6 tháng là đã đạt trọng lượng từ 1,5kg trở lên, cá trê vàng và trê phi phải đạt 0.8 -1,2kg là có thể tiến hành thu tỉa cá. Lựa chọn đánh bắt cá bằng thiết bị an toàn, tránh làm xây xước da cá khiến cá mất giá trị. Không đánh bắt ồ ạt là cá hoảng sợ cũng sụt giảm chất lượng. Trước khi thu hoạch ngừng cho ăn 1 ngày.

>> Mời bà con tham khảo thêm bài viết: 



Bà con muốn mua hoặc bán cây giống, con giống?

Đăng Bán / Mua

HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here