Cách nhận biết bồ câu trống mái. Đặc điểm của bồ câu trống mái từng giai đoạn


Khi nuôi bồ câu, việc phân biệt bồ câu trống mái là việc rất quan trọng. Nếu tỉ lệ trống mái mất cân bằng sẽ dẫn đến tình trạng đàn chim bị hỗn loạn và ảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bà con cách nhận biết bồ câu trống mái chi tiết, và đặc điểm sinh trưởng của chim trống, chim mái qua từng giai đoạn.

Cách nhận biết bồ câu trống mái. Phân biệt chính xác bồ câu trống mái

Vì sao phải phân biệt bồ câu trống mái?

Bồ câu sống thành đàn có khi lên tới hàng trăm con nhưng chúng sống có đôi có cặp với nhau. Nếu bà con nuôi nhốt đúng cặp đôi trống mái chúng sẽ vui vẻ chung sống, sinh trưởng và phát triển bình thường. Vì vậy bà con cần chọn chim trống mái theo đúng tỷ lệ 1:1 để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.

Hiện nay ở nước ta có các cơ sở cung cấp giống chim bồ câu, tại đây bồ câu được phân loại rõ ràng nhưng tỷ lệ phân biệt chính xác chỉ vào khoảng 90%. Nếu tỷ lệ này thấp sẽ khiến cho đàn bồ câu bị lệch giữa số lượng con trống và mái khiến giảm năng xuất.

Chim mái nhiều hơn chim trống khiến trứng của chim mái đẻ ra không được thụ tinh sẽ gây ung. Hoặc giả sử nếu chim mái đẻ trứng và ấp ra con cũng khó khăn hơn trong việc chăm sóc chim non do không có con trống giúp đỡ. Ngược lại, nếu chim trống trong đàn nhiều hơn chim mái sẽ làm những con chim trống đánh nhau để tranh giành chim mái. Thậm chí, gây tốn thức ăn vì chim trống thừa ra không có tác dụng gì nhiều về mặt kinh tế.

>> Tham khảo thêm bài viết: Mô hình và kỹ thuật nuôi chim bồ câu năng suất cao

Cách nhận biết bồ câu trống mái. Phân biệt chính xác bồ câu trống mái

Cách nhận biết bồ câu trống mái

Thoạt nhìn bên ngoài từ ngoại hình, đặc điểm sinh trưởng của bồ câu trống và mái không có khác biệt nhau nhiều. Khi chim bồ câu còn nhỏ lại càng khó khăn hơn trong việc nhận biết. Bà con dựa vào những cách sau đây để phân biệt:

Dựa vào hình dáng bên ngoài

Chim bồ câu trống: hình dáng bên ngoài của bồ câu trống thường có thân hình to lớn hơn bồ câu mái. Đầu và mỏ của bồ câu trống to thô và ngắn hơn đầu và mỏ bồ câu mái. Bồ câu trống có cổ to hơn bồ câu mái và cổ có nổi nhiều cườm hơn. Con chim bồ câu trống cũng to và chắc khỏe hơn con mái, hoạt động cũng nhanh nhẹn hơn.

Chim bồ câu mái: bồ câu mái có thân hình nhỏ nhắn hơn bồ câu trống. Đầu và mỏ bồ câu mái cũng nhỏ hơn, thon dài hơn bồ câu trống. Mỏ bồ câu mái nhỏ từ gốc mỏ và nhỏ dần về đầu mỏ, khi bồ câu mái còn theo mẹ gốc mỏ và đầu mỏ rộng tương đương nhau. Ngược lại, khi bồ câu trống còn theo mẹ, gốc mỏ của bồ câu trống to hẳn lên.

Dựa vào hoạt động

Khi bồ câu trống đến giai đoạn trưởng thành thường hoạt động nhiều hơn. Đặc biệt bồ câu trống sẵn sàng chiến đấu với các con bồ câu trống khác để tranh dành thức ăn, dành không gian sống, dành chuồng trên cao, chuồng đẹp hơn và đánh nhau để dành con mái. Bồ câu trống quyến rũ con chim bồ câu mái bằng cách xòe đuôi, xoay vòng tròn, gật gù cái đầu và thường phát ra tiếng kêu gru…gru…

Khi bồ câu mái đến giai đoạn trưởng thành sẽ hiền lành hơn, nếu bị con bồ câu trống tiếp cận sẽ rụt rè đứng yên một chỗ gù gù khe khẽ và không có hành động xòe đuôi.

Cách nhận biết bồ câu trống mái. Phân biệt chính xác bồ câu trống mái

Dùng tay để nhận biết bồ câu trống mái:

Đây là cách dễ nhất và nhanh nhất để nhận biết, đặc biệt độ chính xác cao ngay cả khi bồ câu còn nhỏ.

  • Xem lỗ hậu môn: lỗ hậu môn của con bồ câu trống lồi còn của con mái phẳng và mềm hơn.
  • Xem ngón chân: dùng tay nhẹ nhàng lật úp người bồ câu xuống. Chân bồ câu trống có ngón A dài hơn ngón C còn con mái thì hai ngón này dài tương đương nhau.
  • Xem phản xạ: dùng một tay tay giữ chân của chim, một tay nhẹ nhàng kéo mỏ của chúng xuống, nếu là chim trống sẽ quắp đuôi xuống còn chim mái sẽ vểnh lên.

Hi vọng những kinh nghiệm trên đây sẽ giúp bà con phân biệt được chim trống và mái để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất!

>> Tham khảo thêm bài viết: Các giống chim bồ câu phổ biến nhất hiện nay



Bà con muốn mua hoặc bán cây giống, con giống?

Đăng Bán / Mua

HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here