Cách ghép đôi bồ câu trống mái. Cách phân biệt bồ câu trống mái


Chim bồ câuvật nuôi mang lại giá trị kinh tế cao nên chăn nuôi bồ câu ngày càng được nhiều người quan tâm. Nuôi bồ câu đem lại nhiều lợi ích và nguồn thu nhập khá ổn định cho nhiều hộ dân cũng như các trang trại lớn nhỏ trong cả nước. Bài viết này sẽ giúp bà con giải quyết vấn đề rất cơ bản nhưng quan trọng khi nuôi chim bồ câu, đó là cách ghép đôi bồ câu trống mái. 

Cách ghép đôi bồ câu trống mái. Cách phân biệt bồ câu trống mái

Cách ghép đôi bồ câu trống mái

Đầu tiên, ta cần chọn giống bồ câu: chọn những con đực khỏe mạnh, ít bệnh tật lanh lợi; các con cái cũng phải khỏe mạnh, lông bụng dày mượt, không dị tật đuôi nhọn; nên chọn những con đã được ghép đôi và có khả năng sinh sản tốt.

Nếu quá trình chọn giống diễn ra thuận lợi và hiệu quả, chim sẽ có được sự sinh trưởng và phát triển hiệu quả một cách tự nhiên, sinh sản đều đặn và dày lứa. Một cặp bồ câu thuần ghép đôi hoàn chỉnh có thể cho ra 6 – 10 lứa / năm tùy từng giống.

Trước tiên, cách phân biệt bồ câu trống mái

Ngoài ra, để tránh việc ghép đôi nhầm chúng ta cũng nên tìm hiểu một số cách để phân biệt giới tính chim:

Chim bồ câu trống có thân dài, đầu to, chân cao, khi chim trưởng thành thường có tiếng gù, chim hay quay tròn ưởng mình lên cao để thu hút chim mái.

Chim mái đầu thon, mỏ nhọn, cổ dài, thân nhỏ hơn con đực, bụng bầu. Thời kì trưởng thành, khi ta sờ vào phần bụng dưới thì thấy 2 xương chậu (ghim) mở rộng hơn con đực. Chim không có tiếng gù, mỏ nằm bên trong, biểu hiện nhiều cử chỉ đòi mớm.

>> Tham khảo thêm bài viết chi tiết: Cách phân biệt bồ câu trống mái

Cách ghép đôi bồ câu trống mái. Cách phân biệt bồ câu trống mái

Tiến hành ghép cặp bồ câu

Khi ghép đôi, bồ câu chưa là một cặp thì nên để chúng có thời gian làm quen và tạo cặp với nhau (Khoảng 1-3 ngày hoặc có thể lâu hơn). Tốt nhất là nhốt riêng với nhau khi chúng quen rồi có thể thả ra tự do trong chuồng. Nếu có tình trạng bồ câu đấu nhau hung dữ, biểu hiện khó chịu thì phải tách ra ghép với con khác.

Khi chúng đã chịu nhau thì có biểu hiện quấn quýt con đực hay nằm sát con mái, chúng thường rỉa lông và mớm mồi cho nhau.

Nếu bà con nuôi số lượng lớn có thể thả chúng vào một trại vài chục mét vuông/vài chục đôi cho chúng tự ghép đôi. Trong trại cần có chuồng để chim làm tổ. Quan sát biểu hiện những con nào thừa ra để bán, sử dụng hoặc ghép đôi riêng về sau.

Chim bồ câu là giống chim chung thủy nên khi ghép đôi thành công có thể nuôi chúng lâu dài với nhau.

>> Mời bà con tham khảo thêm bài viết: 



Bà con muốn mua hoặc bán cây giống, con giống?

Đăng Bán / Mua

HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here