Kỹ thuật nuôi cá trong bể xi măng theo công nghệ mới


Nuôi cá trong ao, hồ, lồng bè luôn là cách nuôi tốt nhất giúp cá có thể phát triển theo chiều hướng tự nhiên, lớn nhanh. Tuy nhiên, có nhiều địa phương, nhiều hộ kinh doanh không có điều kiện nuôi tự nhiên và áp dụng cách nuôi cá trong bể xi măng theo công nghệ mới, giúp đạt năng suất cao không kém gì cá nuôi ao, hồ.

Kỹ thuật nuôi cá trong bể xi măng theo công nghệ mới, năng suất cao

Các loại cá có thể nuôi trong bể xi măng

Khi lựa hình thức nuôi cá trong bể xi măng bà con thường chọn những loại cá ăn tạp, có sức sống khỏe, sức đề kháng cao như cá lóc, cá rô đồng, rô phi. Những loại này sống rất khỏe, sinh sản lại nhanh số lượng lớn. Tuy nhiên, ngoài những loại cá trên thì còn rất nhiều loại cá có thể sống tốt trong bể xi măng nư cá chép, rô phi đơn tính, cá diêu hồng, cá lăng, cá lóc, cá trê lai, cá rô đồng, cá basa, cá cảnh, cá chình bông, chạch, cá chim.v.v.

Chỉ cần áp dụng kỹ thuật nuôi cá trong bể xi măng đúng cách thì bà con hoàn toàn có thể thành công từ mô hình này. Trước khi nuôi bà con nên học tập cách nuôi ở các cơ sở nuôi, bán cá giống chuyên nghiệp để học kinh nghiệm.

Làm bể xi măng nuôi cá đúng kỹ thuật

Khâu đầu tiên khi tiến hành nuôi cá đó là xây dựng bể xi măng để nuôi cá.

1. Kích thước, thiết kế bể nuôi

Bể thường có hình chữ nhật, kích thước tối ưu là 15m2, độ sâu khoảng 1 – 1,5m. Xung quanh bao bọc bằng lưới vây để để phòng cá phi ra ngoài. Ngoài ra, phía trên nên thiết kế mái che chắn để che bớt nắng trong những ngày thời tiết khắc nghiệt. Mặc dù diện tích bể nuôi cá không lớn nhưng cá vẫn đủ không gian để hoạt động với mật độ nuôi vừa phải.

Phía dưới nền bể xi măng bà con nên rải một lớp cát dày tương đối. Nó có tác dụng giúp cá lao xuống, tiếp xúc với đáy bể bị thương đồng thời giúp lọc nước sạch, tiết kiệm chi phí.

Khi thiết kế bể nuôi cá bằng xi măng thì bể nên xây nghiêng về một hướng để có thể xả nước, thay nước dễ dàng khi cần thiết. Để ổn định độ PH cho nguồn nước nuôi, bà con có thể cho một ít vôi phù hợp với lượng nước.

2. Xử lý bể nuôi

Xử lý bể xi măng rất quan trọng, nếu không sẽ làm nước nhiễm độc xi măng. Với bể xi măng đã xây cũ nhưng lâu không sử dụng thì bà con chỉ cần rửa vài lần bằng nước sạch là được. Ngâm bể vài ngày sau đó rửa lại, đổ nước tiến hành nuôi cá.

Đối với bể xi măng mới xây, bà con dùng phèn chua cùng với nước để ngâm trong khoảng 1 tuần. Phèn chua sẽ giúp loại bỏ những vụn xi măng còn sót lại ở trong bể. Sau 1 tuần bà con xả hết nước phèn chua đi, rửa sạch lại bằng nước và tiếp tục ngâm nước sạch khoảng 5 ngày nữa. Rửa lại với nước sạch lần cuối trước khi cho nước vào bể để nuôi cá.

Kỹ thuật nuôi cá trong bể xi măng theo công nghệ mới, năng suất cao

Thả cả giống vào bể

Bất kể loại cá nào thì bà con cũng phải chọn loại giống đông đều, khỏe mạnh, không bị trày xước hay mắc bệnh. Tùy loại cá mà mật độ thả phải phf hợp. Ví dụ, cá lóc thả tối thiểu 60 con/m2, tối đa là 100 con/m2.

Thời điểm thả cá rất quan trọng. Không được thả vào lúc trưa mà cần thả lúc sáng sớm hoặc chiều mát để cá có thể làm quen với môi trường nước mới. Để có giống có thể làm quen được nước mới thì trước khi thả bà con dùng bao, túi nilong bọc cá và ngâm cả túi và cá vào nước khoảng 10 -15 phút để cá không bị sốc nước. Cẩn thận hơn có thể ngâm cá trong nước muối loãng để loại bỏ sạch các loại vi khuẩn trên da cá.

Chăm sóc cá trong bể xi măng

1. Thức ăn cho cá

Đối với cá nuôi trong bể xi măng cho cá ăn là khâu quan trọng nhất. Cá cần cho ăn đầy đủ, không nên quá nhiều vì sẽ làm bẩn nguồn nước. Tùy vào loại cá, tuổi và trọng lượng của cá mà cho ăn sao cho phù hợp.

Khi cho cá ăn, bà con phải theo dõi xem sức ăn của cá có tốt không, cá ăn có hết thức ăn hay không. Khi cá không ăn hết phải dọn dẹp thật vệ sinh. Nên làm máng ăn cho cá riêng để khi cá ăn xong có thể xả nước, vớt sạch bẩn để khong làm ô nhiễm nguồn nước.

Ngoài thức ăn tươi dành cho cá ăn tạp, bà con có thể cho cá ăn thức ăn chế biến sẵn, đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung các loại vitamin cần thiết để thúc đẩy cá lớn nhanh hơn.

Theo dõi tình trạng sức khỏe của cá thông qua quá trình ăn uống, bơi lội, hoạt động hàng ngày của cá. Nếu thấy cá có tình trạng yếu phải tách con yếu ra chỗ khác nuôi, theo dõi tình trạng bệnh và có hướng xử lý kịp thời.

2. Thay nước

Thay nước thường xuyên mỗi tháng 2 – 3 lần tùy vào độ tuổi của cá, loại cá. Nuôi cá trong bể xi măng bà có con lợi thế là dễ dàng theo dõi sự phát triển của cá, thu hoạch cá, tiết kiệm thời gian và chi phí chăn nuôi hơn các kiểu khác.

Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích bà con được nhiều trong quá trình nuôi cá. Chúc bà con có một mùa bội thu.

>> Mời bà con tham khảo thêm bài viết:



Bà con muốn mua hoặc bán cây giống, con giống?

Đăng Bán / Mua

HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here