Kỹ thuật nuôi cá chạch lấu, chạch bùn trong bể xi măng


Chạch lấu, chạch bùn là các loại chạch dễ dàng thích nghi với nhiều môi trường khác nhau, chúng có thể sinh trưởng được ở cả những nơi môi trường xấu. Chính vì vậy khi nuôi loại chạch này sẽ không đòi hỏi nhiều kỹ thuật khó, dễ dàng sống được ở trong bể xi măng nếu chăm sóc tốt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bà con kỹ thuật nuôi cá chạch lấu, chạch bùn trong bể xi măng chi tiết. 

Kỹ thuật nuôi cá chạch lấu, chạch bùn trong bể xi măng

Kỹ thuật nuôi cá chạch lấy, chạch bùn trong bể xi măng

Nhìn chung, nuôi cá chạch thường có kỹ thuật không khác nhau nhiều vì chúng đều là loài động vật da trơn, dễ dàng sinh trưởng ở nhiều môi trường khác nhau, ao nuôi, bể xi măng, mương rạch. Thức ăn của chúng đa dạng, phong phú dễ kiếm vì chúng là loài ăn tạp. Riêng khi nuôi trong bể xi măng thì bà con cần biết cách xây dựng bể đúng kỹ thuật cho chạch sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

1. Cách xây bể xi măng nuôi cá chạch

Cá chạch lấu, chạch bùn thích hợp môi trường nhiệt độ  từ 25 -27 độ C. Do vậy, bể nuôi xi măng cần thiết kế mái che nắng che mưa, có thể thả thêm bèo nếu bể rộng để làm nơi trú ngụ cho cá chạch.

Bể xi măng cần được xử lý trước khi thả cá bằng muối hoặc thuốc tím, rửa thật sạch. Có thể ngâm phèn chua trong vòng 1 tuần để khử hết các vụn xi măng, mùi xi măng còn động lại. Rửa sạch với nước, ngâm tiếp nước sạch khoảng vài ngày trước khi xả nước chính thức vào nuôi cá.

Đối với cá chạch cần xử lý nước thường xuyên nên thiết kết ống cấp nước, xả nước ở dưới đáy bể một cách thuận tiện nhất. Nước ao nuôi phải gây màu bằng phân xanh từ 3 – 4 ngày , đến khi có màu nõn chuối là đạt yêu cầu. Như vậy, khi thả xuống từ 4-7 ngày không cần phải cho ăn.

2. Chọn cá chạch giống

Khâu chọn giống sẽ quyết định đến năng suất thu hoạch của từng hộ kinh doanh. Đối với cá chạch tốt nhất bà con nên chọn con giống to khỏe đạt chất lượng không bị dị hình, dị tật, bơi lội nhanh nhẹn, kích cở đồng đều, không mang mầm bệnh. Thông thường từ 2 -3g/con là phù hợp.

Mật độ thả từ 50 -100 con/m2.Không thả quá dày sẽ khiến môi trường sống của chạch bị chật chội, chạch chậm lớn.

3. Thức ăn cho cá chạch lấu, chạch bùn

Cá chạch là loại háu ăn, ăn tạp nhưng chúng cũng không ăn nhiều. Do vậy, bà con cần cho ăn đúng định lượng của nó. Cụ thể dựa theo cách tính chiều dài của chạch:

  • Cỡ dưới 5cm : Thức ăn là ăn luân trùng, râu ngành, chân chèo và các động vật phù du khác.
  • Cỡ 5 – 8cm ngoài động vật phù du, chạch còn ăn giun nhỏ và ấu trùng muỗi lắc.
  • Cỡ 8 – 9cm chạch còn ăn tảo khuê, thân lá cây cỏ non và hạt ngũ cốc,
  • Cỡ trên 9cm chạch chuyển sang ăn thực vật là chính.

Ngoài thức ăn tự nhiên, muốn chạch lớn nhanh, đầy đủ dưỡng chất bà con cần bổ sung thức ăn chế biến cho chúng như khô đậu, cám gạo, nhộng tằm, thức ăn công nghiệp, cá tạp, ốc xay.

Lượng thức ăn của chạch bằng 5 – 8% trọng lượng cơ thể.

Mỗi ngày chia làm 3 -4 lần cho ăn tùy vào cách chia thức ăn. Hợp lý nhất là ăn vào sáng và chiều tối khi thời tiết mát mẻ.

Để tăng sức đề kháng cho cá chạch thì định kỳ 2 lần/tháng trộn thêm vitamin C vào thức ăn tổng hợp cho cá.

Kỹ thuật nuôi cá chạch lấu, chạch bùn trong bể xi măng

4. Phòng và trị bệnh

Cá chạch là loài ít bị bệnh nhưng khi gặp môi trường ô nhiễm thì cá vẫn mắc một số bệnh như nấm, đốm đỏ lở loét, bệnh đường ruột. Cách phòng bệnh đơn giản nhất là chủ động bổ sung vitamin C, men tiêu hóa vào thức ăn cho chạch, định kỳ cho ăn 2 lần/tháng, mỗi lần 3 – 5 ngày liên tục. Ngoài ra phải thay nước liên tục cho cá, tùy vào số lượng cá nuôi nhiều hay ít mà thay nước theo định kỳ ngắn hay dài.

Khi cá bị trị bệnh thì xử lý như sau:

  • chạch bị nấm: cho chạch tắm bằng các loại hóa chất sau: Nước muối 3% hoặc KMnO4 liều lượng 20 gr/1m3 nước, thời gian 10 – 15 phút
  • sử dụng kháng sinh:  Doxycyline 0,2 – 0,3 gr/1kg thức ăn; Oxytetracyline 2 – 4 gr/kg thức ăn, cho ăn 5 – 7 ngày liên tục.

5. Thu hoạch cá chạch

Thời gian thu hoạch cá sau khi nuôi từ 9 -12 tháng là cá đạt kích cỡ 100 – 150 con/kg, và có thể thu tỉa dần.. Dùng lưới có mắt lưới để thu hoạch cá chạch to, lọc lại con nhỏ. Hoặc tháo cạn nước để thu bắt cá. Trước khi đánh bắt 1 ngày để ăn thì không cho cá chạch ăn, không dùng kháng sinh trước khi xuất bán 15 ngày.

Khi đánh bắt tránh để chạch bị xây xát vì làn da trơn của chúng rất dễ bị tổn thương. Cá mất nhớt, bị xây xát giá trị thương phẩm sẽ giảm xuống. Nuôi cá chạch không tốn nhiều chi phí nên bà con hoàn toàn có thể mở rộng mô hình nuôi cá chạch nhất là cá chạch lấu, chạch đồng ngọt thịt.

Bà con nên học hỏi kỹ thuật nuôi cá bể xi măng từ cơ sở chăn nuôi uy tín, cung cấp giống chất lượng, đảm bảo an toàn.

Chúc bà con thành công với mô hình nuôi cá chạch trong bể xi măng!

>> Mời bà con tham khảo thêm bài viết:



Bà con muốn mua hoặc bán cây giống, con giống?

Đăng Bán / Mua

HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here