Kỹ thuật nuôi trâu thịt nhốt chuồng. Cách vỗ béo trâu thịt


Nuôi trâu thịt đang là xu hướng trong ngành chăn nuôi đại gia súc ở nước ta, khi trâu không còn được dùng làm sức kéo phổ biến như trước. Thịt trâu rất được ưa chuộng vì giàu dinh dương, nên giá bán cao và ổn định. Do điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt, diện tích chăn thả bị thu hẹp nên người nuôi trâu hiện nay đang ấp dụng mô hình nuôi nhốt chuồng. Bài viết dưới đây, Triệu Phú Nông Dân sẽ chia sẻ kỹ thuật nuôi trâu thịt nhốt chuồng, và cách vỗ béo nhanh cho trâu thịt sắp xuất chuồng.

Kỹ thuật nuôi trâu thịt nhốt chuồng. Cách nuôi trâu vỗ béo nhanh nhất

I. Tại sao lựa chọn mô hình nuôi trâu thịt nhốt chuồng?

Nước ta thuộc nền nông nghiệp nên trước đây nuôi trâu chủ yếu để lấy sức kéo, giảm đỡ công lao động. Hiện nay, nhu cầu thị trường về thịt trâu khá cao. Nuôi trâu đã trở thành một nghề để phục vụ yêu cầu của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, với các đơn vị nuôi trâu số lượng lớn thường sẽ gặp nhiều khó khăn khi thời tiết bất lợi, chăn thả trâu không kiểm soát được khiến trâu bị bệnh hoặc chết hàng loạt.

Khắc phục những nhược điểm của thiên nhiên cũng như điều kiện chăn thả không được rộng rãi, thuận tiện, khá nhiều hộ gia đình đã áp dụng hình thức nuôi trâu thịt nhốt chuồng. Trâu vẫn có khoảng thời gian để đi lại ăn cỏ tự nhiên, thoải mái để tránh các bệnh do thiếu vận động nhưng phần nhiều hơn được nuôi nhốt trong chuồng, cung cấp thức ăn nước uống đầy đủ.

I. Cách làm chuồng nuôi trâu thịt

Để nuôi trâu nhốt chuồng hiệu quả thì ngoài kỹ thuật chăm sóc trâu thì còn phải chuẩn bị xây dựng chuồng trại thật hiệu quả. Kỹ thuật làm chuồng trại như sau:

1. Vị trí:

Xây dựng nơi thoáng mát, cao ráo, dễ thoát nước nếu trời mưa. Cách xa khu dân cư, khu công nghiệp để không bị ảnh hưởng lẫn nhau. Xây dựng gần cánh đồng cỏ, nguồn nước là tiện lợi nhất.

2. Hướng chuồng:

Nên xây hướng Nam hoặc Đông Nam

3. Nền chuồng: 

Nên chuồng nên được lát gạch hoặc bê tông phẳng nhẵn, không gồ ghề, tránh trơn trượt. Cơ thể trâu nặng nề nên nếu bị trơn ngã có thể gây rạn xương, bong gân, khớp, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng thịt.

4. Mái che: 

Thiết kế mái che bằng tấm lợp, ngói hoặc tre, lá… độ nghiêng 30 – 40o để che nắng che mưa cho trâu

5. Kích thước chuồng: 

Diện tích mỗ ô chuồng nên được xây theo kích thước của trâu như trâu con, trâu nhỡ, trâu trưởng thành, sao cho trâu có thể thoải mái đứng, nằm và quay đầu.

Thông thường, chuồng nuôi trâu thịt thường được làm theo ô uông hoặc gần chữ nhật gần vuông. Kích thước mỗi chiều thường gấp rưỡi đến gấp đôi chiều dài tối đa của trâu. Hoặc chiều dài gấp đôi, chiều rộng gấp rưỡi để trâu có thể thoải mái. Tránh làm chuồng quá chật hẹp khiến trâu bị căng thẳng, stress cũng làm giảm khối lượng và chất lượng thịt.

Đối với trâu đực thì bà con nên nuôi nhốt riêng ở một chuồng, cách xa trâu cái, chỉ khi nào chăn thả tự do mới thả cùng với đàn trâu cái. Để đàn trâu thịt có chất lượng cao, trọng lượng thì cần phải biết cách vỗ béo cho trâu.

Kỹ thuật nuôi trâu thịt nhốt chuồng. Cách nuôi trâu vỗ béo nhanh nhất

II. Quy trình vỗ béo trâu thịt

Vỗ béo cho trâu cần đúng kỹ thuật thì mới mong được như ý. Thời gian vỗ béo cho trâu từ 24 tháng tuổi) sẽ cho tỷ lệ xẻ thịt cao, chất lượng và hiệu suất thịt sẽ cao hơn. Đối với trâu già không còn sức để tận dụng sức kéo nữa thì cũng vỗ béo được đê có thể bán có giá kinh tế hơn.

Thời gian vỗ béo bà con nên chọn khi thời tiết mát mẻ, hoặc ấm áp.Lúc này thì lượng cỏ non, nhiều chất dinh dưỡng và trâu cũng ăn được nhiều hơn, hấp thụ tốt hơn.

Vỗ béo cho trâu không như bò mà phải có thời gian dài khoảng từ 3 -6 tháng. Như vậy mới đủ để trâu đạt được trọng lượng thịt cao. Kỹ thuật vỗ béo được thực hiện như sau:

Tháng thứ 1:

Bà con dọn vệ sinh chuồng trại để trâu có môi trường sống sạch sẽ, tẩy giun cho trâu để trâu hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất. Thức ăn cho trâu lúc này là rơm, cỏ non, bổ sung thêm thức ăn giàu đạm để nhanh chóng phục hồi cơ thể, phục hổi sức khỏe.

Tháng thứ 2:

Thả trâu ra bãi (nếu có) cho ăn thoải mái theo nhu cầu. Hoặc cung cấp các loại thức ăn thô xanh cho trâu ăn thoải mái.

Từ tháng thứ 3:

Cung cấp thức ăn giàu bột đường, chăn thả gần chuồng hoặc nhốt hoàn toàn để bớt tiêu hao năng lượng, tăng cường chất béo.

Thông thường, bà con có thể áp dụng hình thức vỗ béo chăn thả bằng hình thức thả ăn từ 8-10 tiếng mỗi ngày vừa tiết kiệm thời gian chăm sóc lại giúp trâu kích thích ăn uống nhiều hơn.

Bãi chăn thả càng lớn, lượng cỏ càng nhiều thì trâu càng nhanh chóng béo. Trường hợp hạn chế về bãi chăn thả thì bà con nhốt trâu hoàn toàn thì vẫn có thể cung cấp thức ăn trực tiếp cho trâu để giúp trâu tích lũy năng lượng nhiều hơn.

Kỹ thuật nuôi trâu thịt nhốt chuồng. Cách nuôi trâu vỗ béo nhanh nhất

III. Thức ăn vỗ béo trâu thịt

Khi vỗ béo trâu quan trọng nhất vẫn là nguồn thưc ăn, nước uống cho trâu suốt những tháng vỗ béo. Thức ăn phải được chuẩn bị thật kỹ, nguồn cỏ tươi chất lượng, rơm sạch sẽ không bị nấm môc, bị bẩn hoặc lên men. Nếu thức ăn không sạch sẽ thì sẽ khiến trâu bị ảnh hưởng đường tiêu hóa, mắc bệnh không những không vỗ béo được mà còn mất thời gian, chi phí chăm sóc nhiều hơn.

Nước cũng là yếu tố không thể thiếu cho trâu trong suốt quá trình nuôi thông thường cũng như vỗ béo. Bà con chú ý nước cho trâu uống hàng ngày phải đẩy đủ và đảm bảo nguồn nước sạch.

Đối với trường hợp vỗ béo trâu trong điều kiện nuôi nhốt hoàn toàn thì cần chú ý phải vệ sinh chuồng trại thật sạch sẽ. Dọn thức ăn, nước uống thừa và phân để tránh làm mất vệ sinh chuồng trại. Hàng ngày, vẫn phải cho trâu sang các bãi chăn thả dù nhỏ để trâu đi lại, tránh bị tù chân, mắc các bệnh do không vận động.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bà con nuôi trâu thịt hiệu quả hơn để có giá bán cao và ổn định hơn!

>> Mời bà con tham khảo thêm bài viết:



Bà con muốn mua hoặc bán cây giống, con giống?

Đăng Bán / Mua

HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here