Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chim le le sinh sản


Nuôi chim le le là một mô hình chăn nuôi làm giàu đang được rất nhiều hộ gia đình lựa chọn. Hiện nay, ngoài tự nhiên không còn nhiều chim le le mà phần lớn là chim nuôi nhốt. Nhu cầu chim le le thương phẩm khá lớn nhưng cung không đủ cầu nên hiện nay ngành nông nghiệp khuyến khích bà con nên chăn nuôi sinh sản. Kỹ thuật nuôi chim le le sinh sản không quá phức tạp và rất dễ áp dụng. Bà con có thể tham khảo dưới đây!

Kỹ thuật nuôi chim le le sinh sản. Thức ăn cho le le? Chuồng nuôi le le

Tập tính của chim le le

Chim le le có tập tính sống theo bầy đàn, chúng có thể bơi lội giỏi dưới nước lại có thể bay được trên không. Chúng có bộ lông xám đậm trên đầu, cổ, lưng và vàng ở dưới bụng. Chỗ ngủ của chúng rất ồn ào, tổ trong các hốc cây hay tổ của loài chim khác. Mỗi lứa chim le le cái thường để từ 6 -12 trứng, có con đẻ nhiều thì 15 trứng.

Nuôi chim le le thương phẩm sẽ dễ hơn chim le le sinh sản. Môi trường để chim có thể sinh sản tốt, nhiều trứng cũng như tỉ lệ ấp thành công thì phải có chuồng nuôi yên tĩnh, thoáng đãng, nhiều cỏ dại, nguồn nước sạch…

Khi chim le le trưởng thành đến tuổi sinh sản cần cho con đực và con cái ghép đối. Chim giống cần chọn con to, khỏe để chúng có thể đẻ trứng to, tỉ lệ nở thành công.

Kỹ thuật nuôi le le sinh sản thành công

Để nuôi chim le le sinh sản thành công bà con cần đầu tư nghiên cứu kỹ thuật chăm sóc, cho ăn, cho ấp và nuôi chim con hiệu quả nhất.

1. Cách làm chuồng nuôi chim le le

Đặc điểm của chim le le là vừa có thể bay lại bơi lội giỏi. Do vậy, chuồng nuôi phải đảm bảo kín, an toàn không cho chim bay ra ngoài, tránh thú ăn thịt.  Tuy nhiên, chuồng cũng phải đảm bảo sự thông thoáng giống môi trường tự nhiên để chúng sinh trưởng thoải mái. Xung quanh chuồng nên có một số bụi cây vừa làm bóng mát, vừa là nơi trú ngụ an toàn. Dưới mặt nước thả bèo tấm, lục bình cỏ dại, để chúng có thể lùng sục trú ẩn và đẻ trứng.

Chuồng cho chim le le để trứng nên có những khoảng khô ráo nhất định. Phần lớn chim le le tự làm ổ đẻ cho mình nhưng tốt nhất bà con nên làm ổ sẵn cho chúng đảm bảo an toàn, trứng không bị vỡ. Ổ lót bằng dùng rơm rạ, cỏ khô lót sẵn vào thúng, rổ cho chúng sinh sản.

Chim le le thường đẻ vào tháng 7-8, sau khi đẻ khoảng 3,4  tháng chúng lại tiếp tục sinh sản được tiếp nếu chăm sóc đúng các, cho ăn nhiều dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe.

2. Thức ăn cho chim le le

Trước khi chim le le chuẩn bị sinh sản cần cho ăn tăng chế độ để chúng có đủ sức khỏe nhất. Đặc biệt là chim le cái. Ngoài cám, gạo lúa , nguồn chất xơ từ rau cỏ thì có thể sung thức ăn tươi như tôm, tép, cá nhỏ với lượng vừa phải. Bà con có thể mua thức ăn công nghiệp, thức ăn chế biến sẵn để bổ sung nhiều dưỡng chất cho chim le le.

Thời kỳ sinh sản cần cho chim ăn nhiều dưỡng chất thì mới có thể đẻ được nhiều trứng. Nếu để trứng ấp giống thì phải chăm sóc cả con đực và nhốt chung. Chịm le le để càng nhiều trứng, tỉ lệ ấp thành công cao thì số lượng giống càng lớn. Bà con sẽ tiết kiệm được chi phí mua chim giống tối đa, tự cung tự cấp cho cơ sở và thu lãi càng lớn.

Kỹ thuật nuôi chim le le sinh sản. Thức ăn cho le le? Chuồng nuôi le le

3. Ấp trứng le le

Kỹ thuật ấp trứng tự nhiên bà con có thể làm ổ để chim mẹ tự ấp đến khi nở thành chim con. Lưu ý, nơi ấp cần tránh được mưa nắng nên bà con cần có không gian an toàn, kín vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè để chim có thể đẻ trứng và ấp nở tỉ lệ cao.

3. Phòng và trị bệnh trên chim le le

Chim le ngoài tự nhiên có sức đề kháng rất tốt, ít khi bị bệnh nhưng khi nuôi nhốt bà con cần chú ý. Chúng khá dễ bị mắc bệnh cúm gia cùm, đi ngoài khiến chết hàng loạt. Hãy thường xuyên khử trùng xung quanh chuồng nuôi, cung cấp đồ ăn, nước uống sạch, bổ sung vitamin C trong khẩu phần ăn để giúp chim có sức đề kháng tốt hơn.

Nuôi chim trong ao không nên để ao tù nước đọng mà cần có hệ thống thay nước, đảm bảo nước luôn sạch, và trong. Bà con có thể kết hợp với nuôi cá, tôm,  hoặc thả tép để chúng săn mồi tự nhiên, trồng các loại cỏ dại mà chúng thích ăn.

Khi chim có dấu hiệu bị bệnh như kém ăn, đi ngoài phân trắng, cổ lông xù thì phải tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục sớm nhất. Nếu để chim bị chết thì thiệt hại vô cùng lớn. Tốt nhất, nên phân loại, tách chim bệnh ra khỏi đàn hạn chế lây lan. Đặc biệt trong thời kỳ sinh sản của chim le le cái. Môi trường trong sạch, an toàn, yên tính sẽ là điều kiện tối ưu để chim sinh sản, ấp trứng thành công.

Chúc bà con thành công!

Nuôi chim le le sinh sản sẽ khó khăn hơn nhiều chim le le thịt những lợi nhuận lại cao. Chỉ cần bà con học hỏi kinh nghiệm, áp dụng linh hoạt đúng kỹ thuật thì không sợ không thành công. Tự cung cấp con giống cho mình để giảm chi phí chăn nuôi đồng thời có thể cung cấp ra bên ngoài sẽ mang đén nguồn lợi nhuận khổng lồ.

>> Mời bà con tham khảo thêm bài viết: 



Bà con muốn mua hoặc bán cây giống, con giống?

Đăng Bán / Mua

HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here