Hướng dẫn cách làm chuồng nuôi chồn hương chi tiết


Chồn hương là một loài động vật hoang dã có giá trị kinh tế rất cao. Nó có thể tiết ra chất tạo mùi hương rất thơm và thịt ngon, giàu giá trị dưỡng. Con người đã săn bắt và đem về nuôi, lại tạo giống để có thể sử dụng được những đặc điểm quý hiếm của nó. Kỹ thuật nuôi chồn hương cần học hỏi một cách khoa học, đặc biệt trong việc là chuồng nuôi. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bà con cách làm chuồng nuôi chồn hương chi tiết. 

Cách làm chuồng nuôi chồn hương. Kỹ thuật làm chuồng chồn hương

Đặc điểm loài chồn hương

Chồn hương ngoài hoang dã thường sống theo bầy đàn và có tính tổ chức rất cao. Chúng có dáng thon dài, lông màu xám hoặc có những khoang đen trắng, các vết sọc chạy từ vai xuống đến mông, đầu mõm nhọn, chân ngắn, đuôi dài với 7 vòng trắng xen kẽ 7 vòng đen. Những con chồn sống ngoài tự nhiên khi săn bắt về giá trị thịt của nó cực kỳ ngon và quý hiếm. Nó trở thành món đặc sản mà chỉ đại gia mới có thể được thưởng thức.

Tuy nhiên, ngày nay, do giá trị kinh tế của loại này cao nên nó đã được bắt về nuôi nhốt để làm thương phẩm. Những hộ gia đình kinh doanh đã đầu tư khá nhiều về việc làm chuồng trại như thế nào cho thật chắc chắn, để chồn sống thoải mái tự nhiên không bị hoảng loạn, chết sớm.

Cách làm chuồng nuôi chồn hương

Chuồng nuôi chồn hương được thiết kế theo những đặc điểm và nguyên tắc sau: 

1. Vị trí

Đầu tiên trước khi làm chuồng là phải ngắm được vị trí thật đẹp, thích hợp cho chồn sinh sống. Các chuồng nên có hướng đông nam hoặc hướng nam thì sẽ mát mẻ, đón ánh nắng để sưởi ấm tốt. Chồn là loại sợ lạnh nên hướng chuồng cần đón được ánh nắng tránh gió lùa thì nó mới không bị bệnh sống tốt được.

Khu vực xây chuồng trại cần tránh nơi tiếng ồn như đông dân cư, có các nhà máy. Chồn sẽ hoảng sợ, strees. Chỉ nên chọn vị trí nhiều cây cối, yên tĩnh.

2. Kỹ thuật làm chuồng

Chuồng có thể xây kiên cố và chia thành nhiều ngăn nhiều tầng tùy vào quy mô chăn nuôi. Thiết kế chuồng làm sao để thuận tiện chăm sóc chồn tốt nhất cho người chăn nuôi. Mặc dù được thuần dưỡng nuôi nhốt nhưng chúng vẫn có nhiều nét hoang dã có thể tấn công con người nếu cảm thấy nguy hiểm.

Trên mái nên lợp bằng ngói hoặc lá để đảm bảo thoải mái, thoáng đãng cho chồn sống. Bên cạnh cửa chính bắt buộc thì cũng nên thiết kế cửa sổ để có thể đóng mở thoái mái chắn gió khi trời lạnh, mở ra khi trời mát.

Ngoài kiểu chuồng nằm liền nhau thì có thể làm kiểu tầng 2 tầng 3 để tiết kiệm diên tích. Mỗi cao từ 0,7 đến 0,8m bằng bê tông, gỗ hay tre thật chắc chắn để đặt các lồng nuôi nhốt chồn. Mỗi tầng nên cách nhau bằng một tấm lót sàn có độ nghiêng để phân nước tiểu có thể thoát ra dễ dàng, dễ vệ sinh hơn. Giữa các lồng cần bọc kín vách ngăn để chúng không nhìn thấy nhau sẽ bị stress vì bị nuôi nhốt không thể giao tiếp được.

Chồn luôn tìm cách để thoát ra ngoài nên các lồng phải được bọc chắc chắn bằng lưới sắt hoặc đan gỗ tre thật chắc, được đóng cố định hoặc then cài chắc, chốn chồn chui ra ngoài. Sàn cho chồn sống sinh sản nên có khe hở nhỏ khoảng 1cm để chồn con không bị lọt chân bị kẹt.

Kích thước lồng phổ biến phù hợp cho chồn sống là Chiều cao 0,7 – 1m, rộng từ 0,8 – 1 m, dài 1,2m

3. Vệ sinh chuồng trại

Để chồn không bị bệnh, sống khỏe mạnh thì phải thường xuyên dọn chuồng sạch sẽ, khô ráo. Đặc biệt là những khu vực phân nước tiểu của chồn thải ra. Chất thải cần xử lý sạch, tránh để lẫn với nguồn nước thức ăn của chồn sẽ làm chúng nhiễm bệnh.

Ngoài tự nhiên chồn kiếm ăn và ăn thức ăn rơi vãi dưới đất nhưng trong môi trường nuôi nhốt thì nên bỏ vào khay máng thức ăn cho sạch sẽ hơn. Chồn tránh ăn phải thức ăn dính bẩn, ôi thiu làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Thức ăn thừa cần dọn sạch, tránh để lưu cữu trong chuồng làm nấm mốc, vi khuẩn có điều kiện phát triển gây bệnh.

Cách làm chuồng nuôi chồn hương. Kỹ thuật làm chuồng chồn hương

Cách chăm sóc chồn hương nuôi nhốt chuồng

Cho ăn và phòng bệnh cho chồn nuôi nhốt rất quan trọng.Thức ăn ngoài tự nhiên chúng kiếm được chủ yếu là côn trùng như kiến, mối, chim, chuột hay các loại bò sát như rắn, nhông và một số loại quả: đu đủ, chuối, cafe, mít, rễ cây. Nuôi nhốt thì chúng ta cần cung cấp thức ăn đủ chất đạm, protein, chất xơ cho chúng như cá thịt, rau xanh hoặc thức ăn chế biến sẵn.

Với chồn bắt về nuôi cần cho chúng làm quen dần với thức ăn do con người cung cấp. Hãy để chúng thật đói, cho thức ăn theo sở thích của chúng để kích thích ăn nhiều và dạn với con người. Chồn thích ăn vào buổi tối, ban ngày chỉ cần cho ăn ít là được.

Chồn là loại vật khá dễ bị nhiễm bệnh  như tiêu chảy với thức ăn lạ, nhiễm trùng thương hàn. Bà con chăn nuôi nên học hỏi kỹ thuật nuôi chồn, thường xuyên theo dõi tình trạng của chúng để phát hiện bệnh sớm hơn.

Phòng và trị bệnh cho chồn là rất quan trọng vì nếu để chúng chết sẽ thất thoát nhiều chi phí chăn nuôi hơn. Giá trị của chồn rất cao, quý hiếm nên bà con cần có kỹ thuật nuôi đúng cách.

>> Mời bà con tham khảo thêm bài viết: 



Bà con muốn mua hoặc bán cây giống, con giống?

Đăng Bán / Mua

HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here