Các bệnh thường gặp trên cá trắm cỏ: triệu chứng và cách chữa trị


Nuôi cá trắm cỏmô hình chăn nuôi thủy sản được rất nhiều trang trại, hộ gia đình lựa chọn. Loại cá nước ngọt này lớn nhanh, chất lượng thịt ngọt và giá trị kinh tế ổn định. Mặc dù vậy, nếu không áp dụng đúng kỹ thuật nuôi thì cá dễ bị nhiễm bệnh. Bà con cần trang bị kiến thức các bệnh cá trắm cỏ thường gặp để phòng và điều trị kịp thời. 

Các bệnh thường gắp trên cá trắm cỏ. Bệnh xuất huyết trên cá trắm cỏ

Các loại bệnh trên cá trắm cỏ thường gặp

Dịch bệnh, môi trường nước không ổn định, kỹ thuật nuôi sai là những nguyên nhân chủ yếu khiến cá trắm cỏ thường bị bệnh, phát triển không ổn định dẫn đến còi cọc, chết và làm mất kinh tế của các hộ chăn nuôi.

Bà con nên biết các bệnh cá trắm có thường gặp dưới đây để phòng và điều trị.

1. Bệnh xuất huyết do virus ở cá trắm cỏ

Tác nhân gây bệnh:

Do virus có dạng Reovirus

Triệu trứng:

Khi cá bị bệnh bà con chú ý  biểu hiện bên ngoài của cá trắm ban đầu là da sẫm màu, cá nổi trên mặt nước bơi lờ đờ. Khi cá chết thì xuất hiện mắt cá loà và xuất huyết, mang nhợt nhạt, nắp mang, vây xuất huyết, hậu môn đỏ.

Tiến hành mổ khám nghiệm sẽ thấy cơ đỏ xuất huyết, bệnh nặng cơ toàn thân xuất huyết đỏ t­ươi, ruột sưng,  trong ruột không có thức ăn, gan xuất huyết không có màu trắng.

Thời gian cá mắc bệnh thường từ uối xuân, đầu hè (tháng 3 đến tháng 5) và mùa thu tháng 7 đến tháng 10 khiến cá chết nhanh. Chỉ khoảng 5-7 ngày có thể khiến 60-70% cá bị chết, thậm chí chết 100%.

Phòng bệnh:

Bà con nên cải tạo ao nuôi bằng các sát khuẩn định kỳ bằng IODINE, FBK sau sát khuẩn có thể dùng NITROGENNB25, AQUA để gây lại các chủng vi sinh vật, cải tạo chất lượng nước. Trong thức ăn của cá nên bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng.

Chữa bệnh:

  • Khi cá bị bệnh xử lý bằng cách dùng thuốc sát trùng mạnh IODINEFBK để diệt vi khuẩn.
  • Kéo cá để nuôi cách ly cá bị bệnh và chưa bị bệnh
  • Cho cá ăn thuốc RIFATO, NORLOX 40,  AMCOCIP, DOFI, CFD hoặc Tiên Đắc Tỏi mỗi đợt 5-7 ngày. Liều lượng cá giống 3-5g thuốc/1kg thức ăn /1 ngày chia 2 bữa. Cá thịt 4g/1 kg thức ăn/ 1 ngày chia 2 bữa.

2. Bệnh đốm đỏ (viêm ruột)

Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Aeromonas

Triệu trứng:

Biểu hiện bên ngoài khi cá bị bệnh là bỏ ăn, không còn ánh bạc ở vảy, mất nhớt, hậu môn viêm đỏ xuất huyết, bụng tr­ướng to, xơ vây, tia vây cụt dần. Khi giải phẫu phát hiện Gan tái nhợt, mật màu sắc đen sẫm, thận nhũn, tuyến sinh dục, bóng hơi đều xuất huyết, ruột không có thức ăn, hoại tử hoặc xuất huyết.

Phòng bệnh:

Ap dụng phương pháp dùng thuốc sát trùng định kỳ cho ao bằng IODINE, FBK, trộn Vitamin C, chất điện giải và men tiêu hóa cho cá ăn để nâng cao sức khỏe cho đàn cá.

Trị bệnh:

  • Trộn một trong những loại thuốc sau: RIFATONORLOX 40, AMCOCIPDOFI, CFD hoặc Tiên Đắc Tỏi…vào thức ăn để cho cá ăn liên tục từ 5-7 ngày
  • Cho cá ăn thêm Vitamin CDopa Fishcho cá ăn liên tục trong 1 tháng

Các bệnh thường gắp trên cá trắm cỏ. Bệnh xuất huyết trên cá trắm cỏ

3. Bệnh trùng bánh xe

Tác nhân gây bệnh: do Trichodina, Trichodinella, Tripartiella

Triệu trứng:

Cá bệnh bơi lội không định h­ướng, nổi trên mặt nước. Bệnh nhẹ thì cá ngứa ngáy bệnh nặng trên thân có nhiều nhớt màu trắng đục, mang bạc trắng, sau đó chết.

Phòng bệnh:

Áp dụng các phương pháp sát khuẩn, chăm sóc cá như ở các bệnh trên.

Chữa bệnh:

  • Thay nước: Thay toàn bộ nước trong ao đồng thời khử trùng ước thay. Nên tiến hành cẩn thận vì dễ làm cá hoảng loạn.
  • Tắm cá bằng sản phẩm Tolamin hoặc trong dung dịch formalin 200 – 300ml/m3, CuSO4 0.3-0.5g/m3 trong vòng 30 – 60 phút

4. Bệnh Trùng quả d­ưa (Bệnh đốm trắng)

Tác nhân gây bệnh: trùng qủa d­ưa Ichthyophthirius multifiliis.

Triệu chứng:

Khi cá nhiễm bệnh bơi nổi thành từng đàn trên mặt n­ước, quẫy nhiều do ngứa ngáy. Trên thân có nhiều vảy trắng bám vào thành từng đốm nhìn rất rõ bằng mắt thường, mang cá nhợt nhạt. Nếu cá bệnh nặng thì ngoi lên mặt nước để thở,đuôi bất động.

Phòng bệnh:

Khử trùng ao trước và trong khi nuôi. Đảm bảo thức ăn vệ sinh, giàu dinh dưỡng và có bổ sung vitamin C thường xuyên.

Chữa bệnh:

Dùng Tolamin hòa tan vào nước tạt đều xuống ao mỗi tuần 2 lần với nồng độ 1g/m3 làm liên tục từ 4-5 lần

Các bệnh khác thường gặp khi nuôi trắm cỏ

Ngoài 4 bệnh thường gặp như ở trên thì cá trắm cỏ còn có khả năng mắc nhiều bệnh khác như Hội chứng lở loét, bệnh rận, thối mang… Hầu như khi cá bị nhiễm bệnh tỉ lệ chết đều trên 60% gây thiệt hại lớn về kinh tế.

Chính vì vậy bà con cần áp dụng đúng kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ để hạn chế cá bị bệnh. Thường xuyên kiểm tra ao nuôi định kỳ, vớt cá theo dõi để phát hiện bệnh kịp thời. Không tự chữa bệnh nếu không có kinh nghiệm, nên làm theo hướng dẫn của nhân viên chăm sóc cá chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao.

Chúc bà con thành công với mô hình nuôi cá trắm cỏ lớn nhanh, không bệnh và thu hoach cao.

 >> Mời bà con tham khảo thêm bài viết: 



Bà con muốn mua hoặc bán cây giống, con giống?

Đăng Bán / Mua

HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here