Hướng dẫn kỹ thuật trồng nho ở miền Bắc


Nói đến nho chắc chắn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến vùng đất Ninh Thuận, nơi sản sinh ra các loại nho ngon, chất lượng. Loại cây có giá trị kinh tế cao này mang đến lợi nhuận khá lớn cho người trồng trọt nên nhiều hộ gia đình đã đầu tư phát triển mô hình trồng nho. Nho ưa thích sống ở miền nam, nơi nhiều nắng gió nên nếu trồng nho ở miền Bắc, bà con cần chú ý đảm bảo đúng kỹ thuật để thu được năng suất tốt.

Kỹ thuật trồng nho ở miền Bắc. Cách làm giàn nho. Thời vụ trồng nho,...

Kỹ thuật trồng nho miền Bắc

Ninh Thuận được coi là vựa đất của nho. Tất cả các loại nho đều có mặt tại đây bởi nơi đây được trời phú cho khí hậu thuận lợi. Giống nhi ưa thích từ 18 – 20ºC, không chịu được độ ẩm và mưa nhiều. Nếu thời tiết không thuận lợi thì cây dễ bị ngập úng, mắc bệnh và không cho thu hoạch.

Trong khi đó, miền Bắc lại đặc trưng của kiểu thời tiết khí hậu nhiệt đới, nóng lạnh, mưa nắng thất thường, mùa mưa  nhiều khiến việc trồng nho sẽ rất khó. Tuy nhiên, khi học hỏi được kỹ thuật thì cũng không ít hộ kinh doanh đã lựa chọn trồng nho để cung cấp cho thị trường miền Bắc được dễ dàng hơn.

Để trồng nho được với điều kiện thời tiết ở miền Bắc bà con nên chú ý thực hiện theo kỹ thuật dưới đây:

1. Lựa chọn giống nho

Nho có rất nhiều giống khác nhau nhưng giống có khả năng chịu được khí hậu đặc trưng của miền Bắc, khả năng chống chịu sâu bệnh cao đó là giống Cự – phong và giống Tảo – hồng.. Theo nghiên cứu và kiểm nghiệm thì 2 giống này có khả năng thích nghi mạnh mẽ ở miền Bắc,  phát triển rất tốt và cho năng suất rất cao lên đến 20 tấn/ha.

Bên cạnh giống nho thuần chủng thì giống nho ghép cũng được ưu tiên trồng ở miền Bắc. Nho ghép có khả năng sinh trưởng mạnh, bất chấp mọi độ ẩm và khí lạnh ở miền Bắc, năng suất cho được cũng khá cao. Ngoài thị trường chúng ta vẫn thường quen gọi nho xanh và nho đỏ, thì nho đỏ sẽ dễ trồng, dễ cho năng suất hơn nho xanh nhiều.

2. Thời vụ trồng nho ở miền Bắc

Sau khi lựa chọn được loại giống thích hợp trồng ở miền bắc thì bà con tiến hành kỹ thuật trồng nho. Tùy vào từng vùng miền khác nhau mà thời điểm để bắt đầu ươm giống trồng nho sẽ khác nhau. Với điều kiện miền Bắc thì nên trồng từ tháng 11 đến tháng 1, vì đây là khoảng thời tiết hanh khô, ít mưa , độ ẩm thấp thuận lợi cho cây nho phát triển.

3. Trồng cây giống

Mật độ mỗi cây nho cách nhau từ 1.5 – 2m, hàng cách nhau khoảng chừng 2,5m. Bà con nên làm hố trồng tròn với kích thước 50 x 50 x 50 cm. Khi trồng nho bà con cố gắng không làm vỡ bầu đất mà đặt cả bầu đất vào trong lỗ chính rồi lấp đất lên. Để cây phát triển tốt thì bổ sung phân hữu cơ 8-10kg/ hố, tưới đẫm nước để rễ mau ăn vào đất và phát triển tốt hơn.

Trong 10 ngày đầu tiên nếu cây nho ra nững mầm nào thì bà con nên vặt hết đi chỉ để lại một mầm to nhất để leo lên giàn. Kỹ thuật này giúp dưỡng chất tập trung nuôi lớn một mầm thì sẽ hiệu quả, giúp cây có tỉ lệ sống cao.

Kỹ thuật trồng nho ở miền Bắc. Cách làm giàn nho. Thời vụ trồng nho,...

4. Kỹ thuật làm giàn

Nho cần có hệ thống giàn chắc chắn để leo lên và ra trái. Giàn nên sử dụng lưới để nho có độ bám chắc hơn, nếu không thì giàn bằng tre, nứa, gỗ cũng được. Giàn càng thông thoáng thì nho càng phát triển và cho trái to. Đối với thân cây nho thì cần cột vào thân cọc giàn để tránh bị xô đẩy, khiến giàn bị yếu học.

5. Nước tưới

Nho muốn trái to tròn, mọng nước thì phải cung cấp nhiều nước. Tuy nhiên, với khí hậu như ở miền Bắc thì không cần tưới nhiều như ở Ninh Thuận hay vùng trong.

Tuy nhiên vào mùa hè nắng nóng, thời tiết khô hạn, bà con cần đảm bảo tưới đủ nước hàng ngày, nhất là trong giai đoạn cây còn nhỏ, rễ chưa kịp bén sâu. Khi miền Bắc vào mùa mưa thì bà con phải làm rãnh thoát nước tránh để cây bị ngập úng và bị chết. Đồng thời tiến hành vun đất quanh gốc bảo vệ cây khỏi nước mưa.

6. Bón phân và chăm sóc

Bà con bắt đầu bón phân cho nho sau khoảng 1 tháng. Cần bón phân đầy đủ nhưng không quá nhiều. Cứ khoảng 10 ngày bón phân cho cây 1 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Về sau khi cây nho đã phát triển lớn hơn thì tăng lượng bón mỗi lần.

Bà con nên sử dụng phân sinh học Amino Acid và phân hữu cơ đầy đủ để nho có sức khỏe tốt, chống chịu được các loại sâu bệnh.

Sau 8 tháng trồng nho khi số lượng mầm nho dây nho nhiều thì bà con tiến hành vặt bớt ngọn, đồng thời bón thúc để kích thích cây ra trái.

Chúc bà con thành công!

Như vậy, kỹ thuật trồng nho ở miền Bắc không quá khó khăn như nhiều người nghĩ mặc dù khí hậu có phần không thuận lợi cho cây phát triển. Tuy nhiên, nếu quyết tâm và thực hiện kỹ thuật lựa chọn giống tốt, chăm sóc cẩn thận thì việc có được nho để thu hoạch, năng suất cao không có gì là không thể. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các hộ có ý định trồng nho kinh doanh, trồng nho ăn tự tin hơn.

>> Mời bà con tham khảo thêm bài viết: 



Bà con muốn mua hoặc bán cây giống, con giống?

Đăng Bán / Mua

HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here