Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ngựa thịt chi tiết


Ngựagia súc không chỉ hỗ trợ lao động cho người dân mà còn là nguồn thực phẩm mới, lạ và rất giàu dinh dưỡng. Tại Việt Nam, mô hình chăn nuôi ngựa đang khá phát triển, ngựa thịt, ngựa sinh sản đang được nhân giống nhiều để cung cấp cho thị trường. Tuy nhiên, ngựa lại là loài khá khó nuôi, khác hẳn với các đại gia súc thông thường. Bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bà con kỹ thuật nuôi ngựa thịt chi tiết. 

Kỹ thuật nuôi ngựa thịt. Thức ăn cho ngựa. Cách vỗ béo ngựa thịt

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ngựa thịt

Trâu, bò là các loại gia súc được nuôi khá nhiều nhưng ngựa thì đang mới nổi ở nước ta. Chính vì vậy, ngựa là gia súc mới cần có kỹ thuật nuôi rất kỹ càng, thì mới có thể thành công được. Ngựa không có nhiều sức đề kháng như trâu bò, cần áp dụng kiểu nuôi mới để chúng không cảm thấy bị gò bó, khó chịu. Ngựa nuôi để làm thương phẩm, cung cấp thịt cho thị trường cần được chăm sóc đúng quy trình.

1. Cách làm chuồng nuôi ngựa

Chuồng ngựa nên đặt nơi cao ráo, thoáng mát. Thiết kế kiểu chuồng 2 mái để tạo sự thông thoáng và tránh để mưa hắt vào. Sử dụng gạch hoặc tận dụng các vật liệu có sẵn khác như tre, gỗ, nứa để làm chuồng. Mỗi chuồng phải có thiết kế cửa sổ cách nền chuồng 1.5- 1.8 mét, nền lát gạch bằng phẳng để không làm hỏng móng ngựa.

Mỗi chuồng nên cách nhau khoảng 40-45cm để thuận tiện khi chăm sóc ngựa. Nếu là ngựa sinh sản thì đóng thêm các tấm phên ngăn ngựa con chui ra ngoài.

Trong chuồng để máng ăn, máng uống cao khoảng 1m để ngựa ăn uống thuận lợi. Những con ngựa nên nuôi khi chúng cùng lứa với nhau để tránh con to làm hại con nhỏ. Mật độ nuôi vừa phải, không quá dày.

2. Chọn ngựa giống

Chọn ngựa giống được sinh ra từ bố mẹ khỏe mạnh, có đặc điểm ngoại hình như mắt to tròn, tinh nhanh; tai ve vẩy, linh hoạt; cổ chân thẳng, móng tròn; màu lông đồng nhất. Con giống nên đạt từ 6 tháng tuổi trở lên.

Kỹ thuật nuôi ngựa thịt. Thức ăn cho ngựa. Cách vỗ béo ngựa thịt

3. Thức ăn cho ngựa

Ngựa ưa hình thức nuôi chăn thả nên thức ăn là cỏ hoặc cây lá cần thiết của chúng chiếm 40% lượng thức ăn hàng ngày. Vì vậy, bà con nên có những bãi chăn thả để thả ngựa đi ăn. Tại chuồng bổ sung Thức ăn thô: cỏ voi, cỏ TD 58 và các phụ phẩm từ nông nghiệp khác.

Chú ý nên cho ngựa ăn nhiều loại cỏ khác nhau để phòng trường hợp khan hiếm thức ăn, ngựa không bị đói do kén ăn. Ngoài thức ăn thô thì thức ăn tinh để cung cấp chất dinh dưỡng cho ngựa phát triển tốt hơn gồm cáo gạo, các loại củ tươi như ngô, khoai, sắn. Sắn nên gọt vỏ, cắt nhỏ ngâm nước để loại bỏ bớt độc tố trước khi cho ngựa ăn.

Ngựa thịt có thể vỗ béo khoảng 3 tháng trước khi xuất chuồng. Cho chúng ăn thoải mái, vận động ít để tăng cường lượng mỡ và tăng trọng. Chế độ luyện tập vận động linh hoạt, thoải mái tránh để ngựa bị bênh. Hàng ngày nên tắm chải cho ngựa để phòng bệnh ngoài ra, cắt đuôi, bờm tránh tình trạng bờm chạm vào mắt gây đau mắt, đuôi dài dễ bị bẩn.

>> Mời bà con tham khảo thêm bài viết: 



Bà con muốn mua hoặc bán cây giống, con giống?

Đăng Bán / Mua

HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here