Kỹ thuật nuôi chim trĩ đẻ trứng. Cách ấp trứng chim trĩ


Con người ngày nay luôn tìm đến những vật nuôi mới để tăng giá trị kinh tế, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao của thị trường. Chính vì vậy, nuôi chim trĩ là một trong những hình thức chăn nuôi mới đang được nhân rộng hiện nay. Mặc dù vậy chim trĩ là loại động vật hoang dã, khó thuần hóa, để nuôi chúng đẻ trứng thì lại càng khó hơn. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bà con kỹ thuật nuôi chim trĩ đẻ trứng, và cách ấp trứng chim trĩ chi tiết. 

Kỹ thuật nuôi chim trĩ đẻ trứng. Cách ấp trứng chim trĩ

I. Kỹ thuật nuôi chim trĩ đẻ trứng

Chim trĩ được coi là loại động vật hoang dã cần được bảo tồn do việc đánh bắt ngoài tự nhiên quá nhiều làm sụt giảm số lượng loài này. Nó có hình dáng gần giống gà nhưng trọng lượng nhỏ hơn nhiều, thịt thơm mềm và ngon, nhất là trứng chim trĩ có giá trị dinh dưỡng cao, giá trị kinh tế lớn. Nhiều hộ chăn nuôi đã bắt chim trĩ ngoài hoang dã hoặc mua giống ở các cơ sở bán giống để về chăn nuôi, kinh doanh.

Để nuôi chim trĩ sinh sản bà con cần chú ý:

1. Chuồng nuôi chim trĩ

Chim trĩ không cần cầu kỳ về chỗ ở nên có thể làm chuồng quây lưới sắt như gà. Mỗi chuồng không nên nuôi nhiều mà chỉ nên nuôi khoảng 6-8 con/chuồng, trong đó cứ 1 trống thì 2 mái. Như vậy sẽ đảm bảo tỉ lệ trứng chim được thu tinh cao hơn.

Mái chuồng cần phải che chắn kỹ bằng mái lợp pro hoặc nhựa để tránh chúng thoát ra ngoài.  Dưới nền chuồng rải 1 lớp cát để bảo vệ chân chim, giúp nền chuồng luôn khô ráo và dễ dàng vệ sinh.

2. Thức ăn cho chim chĩ

Chim trĩ để đẻ trứng nên chọn con mái nhanh nhẹn, sức khỏe tốt, mắt lanh lông mượt. Con trống to khỏe, cứng cáp, lông mượt dài. Chăm sóc chim trước thời kỳ sinh sản và trong rất quan trọng.

Thức ăn chủ yếu của chúng là ngũ cốc và cám đậm đặc. Bổ sung thêm chất xơ bằng rau xanh băm nhỏ. Khi chim trống đạt 1,7kg, con mái đạt 1,2 kg sau 7 tháng nuôi là chúng bắt đầu sinh sản.

3. Thời kỳ sinh sản của chim trĩ

Ngoài tự nhiên, chim trĩ sống riêng lẻ, chỉ đến mùa sinh sản vào mùa xuân mới kết đôi với nhau. Chim trống và mái sẽ sống với nhau, cùng nhau bảo vệ ổ trứng cho đến hết mùa sinh sản. Thông thường con trống sẽ bảo vệ lãnh thổ của mình, tránh các loài vật khác xâm phạm. Con mái chịu trách nhiệm làm tổ ở vùng đất lõm , nhặt lá khô để lấp đầy và nhỏ ít lông ngực làm nệm êm cho chim con khi nở.

Chim mái sẽ ấp trứng khoảng 23 đến 24 ngày. Khi chim non nở chúng sẽ đợi đến khi con cứng cáp mới bỏ đi. Nhưng khi nuôi nhân tạo thì hầu như chim mái sẽ không bao giờ ấp mặc dù người nuôi đã thiết kế chuồng, lá khô môi trường giống như tự nhiên. Thậm chí chúng không đẻ vào ổ mà đứng đâu đẻ đó, không thèm để ý đến sản phẩm mình tạo ra. Chính vì vậy, bà con nuôi chim trĩ sinh sản buộc phải có hình thức ấp trứng khác.

Kỹ thuật nuôi chim trĩ đẻ trứng. Cách ấp trứng chim trĩ

II. Kỹ thuật ấp trứng chim trĩ

Chim mái sau khi đẻ trứng thì bà con lượm trứng về. Chọn những quả đồng đều, đẹp, loại bỏ quả nhỏ, vẹo, dính máu để đem đi ấp. Có 2 hình thức ấp đó là:

1. Ấp vú

Kỹ thuật ấp vú đó là nhờ loài chim  khác hoặc các loại gà cỡ nhỏ ấp hộ. Trứng chim trĩ không lớn, nó giống với chim bồ câu hoặc gà tre, gà ta. Bà con phải lựa thời kỳ chim bồ câu, gà cùng đẻ trứng, sau đó lấy trứng ra và cho vài quả trứng chim trĩ vào ổ để chúng ấp. Chú ý căn chỉnh thời gian nhờ vú ấp hộ, khi trứng nở thì bà con phải lấy ngay chim con ra, tránh để chim hay gà vú hộ đạp, mổ chết chim trĩ con.

Việc ấp vú khá bị động vì phải phụ thuộc vào vú ấp cùng thời kỳ sinh sản với chim trĩ để chúng có thể sẵn sàng ấp trứng của loài khác. Nó còn đòi hỏi phải khéo léo để chúng không nhận ra là ấp trứng hộ.

2. Ấp máy

Ấp máy là cách ấp hiện đại tiện lợi nhất hiện nay vì không cần chờ đợi vú ấp hộ sinh sản giống với chim trĩ mà có thể ấp bất cứ lúc nào, nhiều trứng cùng lúc. Máy ấp trứng hiện nay có rất nhiều loại, to nhỏ khác nhau, tùy vào điều kiện, mục đích mà lựa chọn loại phù hợp. Bà con lưu ý ấp trứng chim trĩ khoảng 23 ngày bằng máy ấp cần theo dõi nhiệt độ và độ ẩm trong máy điều chỉnh cho phù hợp.

Chim trĩ con khi ấp bằng vú ấp hoặc ấp máy thường rất yếu ớt, sức đề kháng kém và không thể điều chỉnh được nhiệt độ dễ chết. Do vậy, bà con chú ý cần chăm sóc chúng đúng cách, cho ở lại thêm ở máy ấp vài ngày trước khi hạ xuống để úm nuôi tiếp.

Đối với chim trĩ mái sau khi đẻ xong thì tiếp tục chăm sóc, cho ăn đúng cách để chúng có thể đẻ lứa tiếp theo. Không giống như gà đẻ vài lứa là thải loại, chim trĩ có thể nuôi để đẻ trứng đến già. Chỉ trừ khi chúng hết khả năng sinh sản, trứng quá thấp, nuôi thêm không lợi nhuận, trĩ trống già nua, chậm chạp, trong việc phối giống thì bà con mới chuyển sang nuôi vỗ béo để lấy thịt.

>> Mời bà con tham khảo thêm bài viết:



Bà con muốn mua hoặc bán cây giống, con giống?

Đăng Bán / Mua

HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here