Cây lộc vừng nên trồng ở đâu? Có nên trồng cây lộc vừng trước nhà?


Cây lộc vừng vừa dễ trồng, làm đẹp cảnh quan, hương thơm dịu nhẹ, lại có nghĩa rất lớn trong phong thủy, giúp thu hút tài lộc về cho gia chủ. Vậy cây lộc vừng nên được trồng ở đâu để tốt nhất cho gia chủ? Có nên trồng cây lộc vừng trước nhà như mọi người vẫn quan niệm hay không? Mời mọi người tham khảo bài viết dưới đây!

Cây lộc vừng nên trồng ở đâu? Có nên trồng cây lộc vừng trước nhà?

Cây lộc vừng nên trồng ở đâu?

Lộc vừng là loại cây thân gỗ, chiều cao có thể đạt đến 25-30m. Tuy nhiên, khi chọn để làm cây cảnh thì người trồng thường giới hạn cho nó khoảng 7 – 10m phù hợp với căn nhà để tạo cảnh quan đẹp mắt. Giống cây này có tán xòe rất lớn giúp tạo bóng mát cho sân vườn hiệu quả.

Hoa lộc vừng có màu đỏ là loại nổi bật nhất vì nó có ý nghĩa may mắn và thịnh vượng. Nếu trồng trước sân nhà sẽ mang đến tài lộc cho gia chủ.

Ý nghĩa phong thủy của cây lộc vừng khi khi trồng trước nhà

Theo phong thủy, lộc vừng được xếp vào danh sách “tứ quý” gồm sanh, sung, tùng, lộc. Lộc có ý nghĩa tài lộc, vừng có ý nghĩa nhỏ nhưng số lượng nhiều thêm vào đó dáng hoa dài, xum xuê như bức màn nhung rủ xuống vô cùng đẹp mắt. Cây lộc vừng càng trồng lâu năm càng có giá trị, nhất là khi thân cầy xù xì nhuốm phong trần. Đặc biệt nó còn không tốn nhiều công chăm sóc một khi cây đã bám đất thì dù có khắc nghiệt như thế nào cũng vẫn kiên cường sống tốt.

Cây lộc vừng nên trồng ở đâu? Có nên trồng cây lộc vừng trước nhà?

Dựa vào ý nghĩa của loài cây này cũng như phong thủy kiến trúc nhà ở thì cây lộc vừng nên trồng ở trong sân nhà, trước cửa nơi có không gian thoáng đãng để cây có thể phát triển, vươn vòm thật rộng. Khi trồng ở vị trí mặt tiền sẽ có ý nghĩa cầu may, đón phước lộc vào nhà.

Dù trồng ngay trước cửa nhà cũng không lo cản gió, cản lộc vì nó là cây thân gỗ vươn lên rất cao. Các chuyên gia phong thủy đánh giá loại cây này có nguồn năng lượng dương rất cao, giảm năng lượng âm ảnh hưởng đến ngôi nhà, từ đó mang đến may mắn cho gia chủ.

Tuy nhiên, do lộc vừng thuộc dòng cây cổ thụ, sống lâu năm nên gia đình nên trồng thêm cây cổ thụ khác để có sự cân xứng, phù hợp với lời kiêng  “không trồng duy nhất một cây cổ thụ”.

Lộc vừng có thể trồng trong chậu hoặc trực tiếp dưới đất đều được. Khi trồng trong chậu cần chú ý chăm sóc nhiều hơn, trồng dưới đất cây có thể sinh trưởng khỏe mạnh, tự nhiên.

>> Mời mọi người tham khảo thêm bài viết: 



Bà con muốn mua hoặc bán cây giống, con giống?

Đăng Bán / Mua

1 COMMENT

HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here