Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khi mới bứng


Cây lộc vừng có sức sống rất mạnh mẽ, khi mới bứng (bới cây lên) dù không có bầu thì nó vẫn có khả năng sống tốt. Tuy nhiên, vẫn phải chú ý chăm sóc trồng cây đúng cách để giúp cây bám đất tốt hơn, nhanh chóng tươi tốt để có dáng đẹp, mau chóng ra hoa. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng khi mới bứng. 

Cách trồng cây lộc vừng mới bứng. Chăm sóc cây lộc vừng mới bứng

Cách trồng cây lộc vừng mới bứng

1. Đánh dấu hướng mọc của cây trước khi bứng

Cây lộc vừng thường mọc hướng về hướng đông nên khi bứng cây cần chú ý đánh dấu hướng mọc của cây để trồng vào chỗ mới đặt đúng hướng. Thường cây lộc vừng có lực từ trường tự nhiên rất mạnh, sẽ phát triển theo quy luật của nó, nếu thay đổi đột ngột cây khó thích nghi.

2. Loại bỏ cành lá non và các cành thừa

Bên cạnh đó, để giúp vận chuyển dễ dàng cũng như tập trung dưỡng chất cho cây thì bạn nên đốn bớt đọt non, lá non và những cành nhỏ, thừa đi. Ngay cả khi bạn không loại bỏ bớt thì khi cây bứng lên và trồng ở đất mới, những cành non lá non cũng dễ dàng bị héo và chết, rất lãng phí dinh dưỡng của cây. 

3. Cắt tỉa phần rễ

Quan trọng nhất là phần rễ cây. Lộc vừng thuộc cây rẽ chùm nhưng vẫn có rễ chính nên cần chú ý. Nên tỉa bớt rễ xung quanh cho gọn, tỉa thật dứt khoát, không để trày xước, bầm dập sẽ làm ảnh hưởng đến sự bám đất của cây.

Những chiếc rễ nhỏ, li ti thì không nên cắt bởi chúng bám đất nhanh, nhanh chóng hút nước, chất dinh dưỡng cung cấp cho cây khi mới xuống đất mới.

4. Đất trồng cây lộc vừng

Khi trồng cây sang đất mới chú ý vùng đất trồng phải có khả năng thoát nước tốt vì lộc vừng có thể chịu hạn giỏi nhưng chịu ngập úng thì cực kém. Nếu trồng trong chậu bạn phải chuẩn bị chậu to, có những lỗ thoát nước lớn ở dưới đáy để dù có tưới đẫm nước cũng không sợ bị úng rễ.

Đất trồng nên cải tạo thêm bằng cách trộn thêm trấu, xỉ than lò gạch đập nhỏ và ít phân chuồng hoai mục.  Khi xuống đất cần tưới nước luôn cho cây vừa đủ, không quá ướt, không quá khô vì thừa hay thiếu đều khiến cây bị chết.

6. Cố đinh cây

Cách trồng cũng không khác nhiều so với các loại cây thân gỗ khác. Bạn dùng các trụ để đỡ cây tránh lung lay vì cây chưa bám đất, dễ bị gió mạnh làm nghiêng đổ, rễ cây không phát triển được.

Cách trồng cây lộc vừng mới bứng. Chăm sóc cây lộc vừng mới bứng

7. Phân bón

Lưu ý KHÔNG dùng phân bón hóa học khi cây mới trồng vì nó chưa cần nguồn dinh dưỡng gì hết, nếu dùng còn làm thối rễ vì rễ quá tải không thể hấp thụ được. Bất kể các loại thuốc dinh dưỡng nào cũng không cần, duy nhất là thuốc kích rễ nên phun để kích thích rễ phát triển nhanh mạnh.

8. Che bớt nắng

Cây mới bứng có thể che bớt ánh nắng nếu trời quá nắng nóng, để tránh làm khô hạn lá, rễ cây nhưng cũng không che hoàn toàn khiến cây thiếu nắng. Nên dùng lưới đen, lưới thai, độ che nắng khoảng 30%. Tuy nhiên nếu thời tiết mát mẻ, nắng dịu thì không cần thiết vì cây lộc vừng sức sống cực kỳ mãnh liệt. 

Sau khoảng 1 -2 tuần bạn có thể gỡ bỏ tán che ra để cây phát triển bình thường.

Chúc bạn bứng cây mới thành công!

>> Mời mọi người tham khảo thêm bài viết: 



Bà con muốn mua hoặc bán cây giống, con giống?

Đăng Bán / Mua

HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here