Cách làm chuồng nuôi thỏ đơn giản. Hướng dẫn kỹ thuật làm chuồng nuôi thỏ


Làm chuồng nuôi thỏ theo đúng kỹ thuật là yếu tố cực kỳ quan trọng để giúp thỏ có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt nhất, cũng như tối ưu năng suất và lợi nhuận cho mỗi mô hình nuôi. Mô hình nuôi thỏ phổ biến nhất hiện nay là chăn nuôi công nghiệp (nuôi nhốt). Hãy cùng tìm hiểu về một số kỹ thuật làm chuồng nuôi thỏ theo mô hình nuôi thịt và nuôi sinh sản phổ biến tại Việt Nam hiện nay.

Cách làm chuồng nuôi thỏ đơn giản. Hướng dẫn kỹ thuật làm chuồng nuôi thỏ

Cách làm chuồng nuôi thỏ (lồng thỏ)

1. Đặc điểm chung của các loại chuồng thỏ

  • Nên xây một nơi để đặt các lồng thỏ vào có thể gọi là nhà hoặc là trại. Thỏ không chịu được nhiệt độ cao, do đó nên có lớp cách nhiệt ở phía trần nhà hoặc trại.
  • Phải thiết kế hệ thống thoát nước thải và phân của thỏ
  • Chỗ ở của thỏ phải luôn thông thoáng, sạch sẽ.
  • Trang bị đầy đủ nơi để thức ăn, nước uống và nơi để đẻ.
  • Diện tích thì tùy vào số lượng mà chủ chăn nuôi muốn đầu tư.

Vật liệu tốt nhất đề làm chuồng nuôi thỏ là bằng sắt hoặc kẽm (đã được phủ 1 lớp sơn), thiết kế như hình hộp chữ nhật. Không để chuồng thỏ ở dưới sàn (vì sẽ khó vệ sinh) mà phải kê lên, cách mặt đất trung bình 0,7-0,8m.

Thiết kế cửa nằm trên để khi muốn bắt thỏ sẽ chủ động hơn không sợ thỏ nhảy ra ngoài. Nếu có thể hãy thiết kế chuồng thỏ nhiều hơn một tầng để gia tăng số lượng và đỡ lãng phí diện tích, chỉ cần đảm bảo ở mỗi tầng đều có dụng cụ vệ sinh và không ảnh hưởng đến những tầng ở dưới.

Cách làm chuồng nuôi thỏ đơn giản. Hướng dẫn kỹ thuật làm chuồng nuôi thỏ
Mô hình chuồng nuôi thỏ thịt một tầng với số lượng nhỏ

Đáy chuồng là nơi cực kỳ quan trọng, phải có lỗ để thoát phân, nước giải của thỏ, dễ dàng vệ sinh để tránh gây ra mầm bệnh cho thỏ. Lỗ lưới nên có kích thước phù hợp là 0,125×0,125m.

Đối với mỗi loại thỏ khác nhau hay mục đích nuôi khác nhau, thì kích thước và đặc điểm chuồng cũng phải khác nhau để tối ưu năng suất và hiệu quả kinh tế.

2. Chuồng nuôi thỏ lấy giống

  • Đối với thỏ đực: Chuồng phải đủ rộng vì cần có không gian cho việc phối giống sau này. Diện tích phù hợp là 1×0,7×0,5m (r x s x c).
  • Đối với thỏ cái: (cả cho lúc chưa mang thai và đã mang thai), không gian cũng phải rộng tương đương với chuồng của thỏ đực.

3. Chuồng nuôi thỏ lấy thịt

Thường nuôi thỏ lấy thịt thì thỏ sẽ được nhốt chung với nhau. Diện tích phù hợp cho số lượng 10 con thỏ thịt là 1,5×0,7×0,6m (r x s x c).

Cách làm chuồng nuôi thỏ đơn giản. Hướng dẫn kỹ thuật làm chuồng nuôi thỏ
Mô hình chuồng nuôi thỏ nhiều tầng với số lượng lớn

4. Chuồng nuôi thỏ con

Thỏ con là đối tượng được nuôi nhốt cùng nhau với số lượng mỗi chuồng khoảng 20-30 con khi mới tách khỏi mẹ (tùy vào hộ phân chia). Với đối tượng này, người nuôi cần chú ý cách chăm sóc vì thời điểm này thỏ rất dễ bị ảnh hưởng đến khả năng sinh trường.

Đối với những thỏ con đã được vài tháng, thì số lượng mỗi chuồng nuôi có thể giảm đi, khoảng dưới 10 con là được.

Chuồng nuôi thỏ con cần khoảng không đủ rộng để chúng có thể vui đùa với nhau, tùy thuộc vào số lượng mà người chăn nuôi làm chuồng có độ rộng phù hợp. Chiều cao thì không quá 0,4m là được.

>> Mời bà con tham khảo thêm bài viết: 



Bà con muốn mua hoặc bán cây giống, con giống?

Đăng Bán / Mua

HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here