Kỹ thuật chăn nuôi bò sữa: Cách làm chuồng, Chọn bò giống, Phối giống bò sữa


Nhu cầu sữa bò ngày càng tăng kéo theo mô hình chăn nuôi bò sữa cũng nở rộ ở khắp các vùng miền của cả nước. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho ngành chăn nuôi bò sữa theo hướng công nghiệp tại Việt Nam. Nếu đang nghiên cứu đầu tư mô hình này, bà con cần áp dụng các kỹ thuật chăn nuôi bò sữa theo chuẩn để có năng suất cao, và sản phẩm khi xuất bán đạt yêu cầu chất lượng.

Kỹ thuật chăn nuôi bò sữa. Cách làm chuồng nuôi. Chọn bò sữa giống,...

Kỹ thuật chăn nuôi bò sữa theo đúng tiêu chuẩn

Chuồng trại nuôi bò sữa

  • Phải chọn nơi làm chuồng cao ráo, thông thoáng.
  • Hướng Nam hoặc Đông Nam để tránh gió lùa, và hướng nắng ấm.
  • Có sân cho bò vận động, đi lại.

Cách chọn bò sữa giống

Chất lượng con giống chiếm đến gần 50% sản lượng sữa, do đó khâu chọn giống cực kỳ quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển hình thức nuôi bò lấy sữa này.

Bà con cần chú trọng đến 4 yếu tố sau:

Ngoại hình

đầu nhẹ, cân đối với toàn cơ thể; chân trụ vững, chắc chắn; bộ phận vú phải mềm mại, phát triển đồng đều, bầu to rộng; da nhìn mượt, không bị dị tật ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể.

Trọng lượng 

Trọng lượng phù hợp của các giồng bò sữa hiện nay tính cho bò đã được 3 – 4 tuổi.

  • HF thuần chủng: ít nhất 450 kg/con, tối đa 500 kg/con
  • HF lai bò nội: ít nhất 350 kg/con, tối đa 400 kg/con
  • Lai Sind: ít nhất 280 kg/con, tối đa 320 kg/con

Di truyền

Khi chọn giống nên biết rõ nguồn gốc bố mẹ, nếu bố mẹ sinh trưởng, phát triển tốt, không bệnh tật, khả năng cho sữa cao thì con sinh ra cũng sẽ thừa hưởng được những đặc điểm này.

Kỹ thuật chăn nuôi bò sữa. Cách làm chuồng nuôi. Chọn bò sữa giống,...

Năng suất sữa

Bà con cần lựa chọn con cho sữa phải đạt ở mức sau:

  • HF lai: trung bình phải cho từ 9 kg/ngày
  • Lai Sind: trung bình phải cho từ 7 kg/ngày

>> Tham khảo thêm bài viết: Các giống bò sữa tốt nhất ở Việt Nam hiện nay

Cách phối giống bò sữa

Dấu hiệu động dục

  • Bò bỏ ăn, hay nhảy lên những con bò khác, bộ phận sinh dục của bò cái chuyển sang màu đỏ, chảy dịch nhờn.
  • Thời gian biểu hiện dấu hiệu động dục thường trong khoảng 1 – 1,5 ngày. Nên cho bò nhảy giống 2 lần để tăng tỷ lệ đậu thai.
  • Sau khoảng 21 – 25 ngày từ thời điểm sinh, con cái có thể tiếp tục động dục. Tuy nhiên, để lượng sữa tiết ra đạt năng suất cao, nên cho chúng động dục sau 3 – 4 tháng.

Cho phối giống

Hiện nay có 2 cách phối giống cho bò cái sinh sản: cho phối trực tiếp và phối nhân tạo

  • Hình thức trực tiếp: cho bò đực và bò cái phối giống trực tiếp với nhau. Tuy nhiên, phương pháp này không thực sự hiệu quả vì dễ bị nhiễm bệnh.
  • Hình thức nhân tạo: phương pháp này hiện đang được áp dụng rất phổ biến vì người nuôi có thể lựa chọn theo ý muốn, chất lượng cũng đảm bảo hơn.

Thời gian bò mẹ mang thai là từ 9 – 10 tháng.

Kỹ thuật chăn nuôi bò sữa. Cách làm chuồng nuôi. Chọn bò sữa giống,...

Chăm sóc tiền sản và hậu sản

Trường hợp bò đẻ khó phải cần có sự can thiệp kịp thời của chủ nuôi. Trước khi tiếp xúc với bò mẹ và bê con phải sát trùng tay sạch sẽ để tránh lây nhiễm bệnh cho cả bò mẹ và bê con.

Sau khi sinh xong, cung cấp đầy đủ thức ăn thô xanh (đảm bảo sạch) và bổ sung thêm các khoáng chất bổ dưỡng khác để bò mẹ nhanh lại sức.

Vệ sinh tử cung của bò mẹ trong khoảng 4 ngày kể từ ngày sinh.

Chuẩn bị nước ấm để massage vùng vú cho bò, để kích thích tuyến sữa chảy đều. Massage mỗi ngày 3 – 4 lần, trong vòng gần 2 tuần. Kiểm tra màu sắc sữa thường xuyên, nếu không phải màu trắng đục mà là hồng nhạt thì kiểm tra lại khẩu phần ăn, tăng thức ăn xanh non, giảm thức ăn chế biến sẵn.

Chăm sóc bê con

  • Giai đoạn 1 tuần tuổi: ở giai đoạn này, người nuôi phải vắt sữa ra dụng cụ chứa để tập cho bê con bú, tránh bú trực tiếp vào vú mẹ vì sẽ tạo thói quen cho mẹ, sau này vắt tay sẽ rất khó ra sữa. Tập cho dê bú phải kiên nhẫn, dùng tay chấm sữa rồi nhỏ vào miệng bê, chuyển dần dần tay xuống dụng cụ chưa sữa, khoảng vài lần là bê đã tự uống được.
  • Giai đoạn 1 tuần – 4 tháng tuổi: thức ăn của bê giai đoạn này vừa là nguồn sữa mẹ, vừa cung cấp thêm thức ăn có chứa đạm, chất khoáng.
  • Giai đoạn cai sữa: đây là giai đoạn phải đặc biệt chú ý vì rất nhạy cảm trong sinh trưởng và sức đề kháng sau này. Cần phải đặc biệt chú ý khi chăm sóc, cho ăn, vệ sinh …

Nguồn thức ăn chính vẫn là thức ăn thô xanh (các loại cỏ), rơm. Ngoài ra, cung cấp thêm từ 0,5 – 1,2 kg/ngày/con thức ăn tinh trộn sẵn. Cho ăn thêm mật, Ure, muối …

Kỹ thuật chăn nuôi bò sữa. Cách làm chuồng nuôi. Chọn bò sữa giống,...

Khai thác sữa

  • Vệ sinh núm vú trước khi vắt
  • Massage kích thích sữa chảy xuống
  • Người vắt ngồi phía bên phải, nắm đầu vú của bò mẹ trung bình mỗi phút thực hiện 80 vắt.
  • Vắt bỏ 1 ít sữa lúc đầu để kiểm tra xem có cáu cặn không, nếu có chứng tỏ bò mẹ đang bị viêm vú.
  • Vắt đều các núm, theo kiểu chéo thẳng hàng.
  • Đến khi lượng sữa còn lại ít, cần massage 1 lần nữa để sữa dồn hết xuống, vắt hết lượng sữa trong vú để tránh tình trạng tồn đọng gây ra bệnh viêm vú.
  • Thời gian cho sữa của mỗi con bò mẹ trung bình là 250 – 300 ngày
  • Chú ý, tập vắt sữa theo một giờ cố định để tạo thói quen cũng như lượng sữa ra sẽ đều hơn.

Lưu ý quan trọng khi nuôi bò sữa

  • Phải thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống;
  • Khử trùng chuồng trại và khuôn viên chuồng trại;
  • Tiêm phòng các bệnh phổ biến theo đúng lịch tiêm chủng

 

>> Mời bà con tham khảo thêm bài viết: 



Bà con muốn mua hoặc bán cây giống, con giống?

Đăng Bán / Mua

1 COMMENT

HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here