Nuôi thỏ làm giàu. Những nông dân làm giàu từ chăn nuôi thỏ


Thỏ là một trong những vật nuôi có giá trị kinh tế cao hiện nay. Kỹ thuật nuôi thỏ không quá phức tạp, không tốn nhiều diện tích, lại không cần nhiều vốn như nuôi bò, dê hay lợn nên hiện đang được nhiều hộ gia đình trên cả nước chăn nuôi để phát triển kinh tế. Nhờ nuôi thỏ, nhiều gia đình đã thoát nghèo, làm giàu, vươn lên trở thành những tấm gương phát triển kinh tế nông nghiệp. Dưới đây là những tấm gương nuôi thỏ làm giàu nổi tiếng khắp cả nước.

Nuôi thỏ làm giàu. Những nông dân làm giàu từ chăn nuôi thỏ

Những nông hộ làm giàu từ nuôi thỏ

1. Ông Phạm Ngọc Xuân – TPHCM

Năm 2003 sau khi đàn gia cầm –  nguồn kinh tế chính bị cơn bão cúm H5N1 quét sạch, ông Phạm Ngọc Xuân (quận 12, TP. HCM) đã được Trạm Khuyến nông huyện hỗ trợ 24 con thỏ giống và ông bắt đầu nuôi thỏ từ đó. Sau gần 10 năm gầy dựng, hiện tại ông đang có hơn 200 con thỏ sinh sản và khoảng 1000 con thỏ thịt. Tuy nhiên, do yêu cầu về điều kiện nuôi ông không nuôi thỏ thịt cùng chỗ với thỏ sinh sản mà có trại nuôi riêng ở tận tỉnh Bến Tre.

Chuồng thỏ được ông Xuân thiết kế kỹ lưỡng, đặc biệt là hệ thống nước uống tự động, vừa đảm bảo vệ sinh vừa tiện lợi và đặc biệt thỏ luôn được cung cấp đầy đủ nước mà không cần phải có người canh xem nước có cạn không.

Đàn thỏ của ông Xuân được nhập chủ yếu từ Newzealand và Mỹ, có một số nhập ở Trung Quốc và Thái Lan. Thỏ con nuôi đến 5,6 tháng là đã có thể cho phối giống lần đầu để sinh sản. Thỏ có thể sinh từ 7-8 lứa/năm, 5-10 con/lứa tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng. Ông Xuân cung cấp ra thị trường khoảng 150-200 con thỏ giống/tháng chủ yếu cho những người nuôi ở Củ Chi hay Bến Tre. Thỏ con 1 tháng tuổi được bán với mức giá 40.000đ/con. Thỏ hậu bị là 120.000đ/kg và đặc biệt thỏ đang mang thai giá có thể lên đến 500.000đ/con, giá thỏ thị khoảng 60.000đ/kg hơi, 100.000đ/kg làm sẵn.

>> Tham khảo thêm bài viết: Kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản và chăm sóc thỏ sau sinh

Nuôi thỏ làm giàu. Những nông dân làm giàu từ chăn nuôi thỏ

Ngoài cung cấp nguồn thịt ông xuân còn bán thỏ cho các đơn vị thuộc ngành dược để làm vacxin với mức giá 90.000đ/kg (đây là mức giá cách đây vài năm, giá tại thời điểm hiện tại chưa được cập nhật). Sau khi trừ đi chi phí, ông Xuân thu được lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng. Với ông, nuôi thỏ không khó, nhưng phải biết tìm tòi học hỏi tiến bộ khoa học kỹ thuật để đáp ứng vào việc chăn nuôi của mình.

Những tưởng trắng tay sau dịch cúm gia cầm năm 2003, nhưng nhờ vào chí tiến thủ, không nản lòng trước khó khăn, ông đã thành công với mô hình nuôi thỏ của mình.

>> Tham khảo thêm bài viết: Các mô hình và kỹ thuật nuôi thỏ

2. Anh Nguyễn Thái Bình – Đăk Lăk

Một mô hình thành công khác không thể không kể đến là mô hình nuôi thỏ Newzealand của anh Bình ở Đăk Lăk với cách chăm sóc rất thú vị – cho thỏ nghe nhạc.

Anh Bình có thói quen bật nhạc khi làm việc, anh phát hiện những chú thỏ ở cạnh nơi phát ra âm nhạc sinh trưởng nhanh hơn hẳn so với những con cùng loại khác. Với phát hiện thú vị này anh Bình bắt đầu mở nhạc cho toàn khu vực nuôi và kết quả thật bất ngờ khi tất cả thỏ trong chuồng đều lớn nhanh hơn trước đây (với loại nhạc nhẹ).

Nuôi thỏ làm giàu. Những nông dân làm giàu từ chăn nuôi thỏ

Hiện tại anh Bình có 500 con thỏ, với 10% thỏ cái. Việc chăm sóc thỏ của anh Bình cũng giống như những hộ chăn nuôi thỏ khác, chỉ phục vụ thêm âm nhạc trong chuồng thỏ. Đơn giản là thế, nhưng mỗi năm anh Bình thu lợi nhuận khoảng trên 100 triệu đồng/năm sau khi trừ đi các chi phí nuôi. Thật là một phát hiện thú vị cho những ai đang nuôi thỏ hiện nay.

>> Tham khảo thêm bài viết: Kỹ thuật nuôi thỏ cơ bản cho người mới bắt đầu

3. Anh Nguyễn Văn Cường – Vĩnh Phúc

Với chỉ hơn 50 con thỏ bố mẹ, khoảng 600 thỏ thương phẩm và thỏ con các loại, mỗi năm mang về cho gia đình anh Cường – Vĩnh Phúc trên 50 triệu đồng, đây là một nguồn thu nhập không hề nhỏ đối với một hộ nông dân tại nông thôn. Giống thỏ mà anh Cường đang nuôi là giống ngoại nhập Newzealand, đây là giống thỏ tăng trưởng nhanh, lượng thức ăn tiêu hao ít, sinh sản tốt, thích nghi được với điều kiện khí hậu của nước ta. Trong khi đó, nguồn thức ăn chủ yếu của thỏ là rau xanh, với quỹ đất rộng, anh Cường có thể vừa làm chuồng nuôi, vừa tận dụng những khoảnh đất trống để trồng cỏ làm thức ăn cho thỏ.

Nuôi thỏ làm giàu. Những nông dân làm giàu từ chăn nuôi thỏ

Mỗi dãy chuồng là những chiếc lồng bằng sắt, có kích thước 60x60cm, các lồng nuôi được anh Cường đặt cách mặt nền là 50cm để tránh các mầm có thể gây bệnh cho thỏ. Toàn bộ lồng nuôi thỏ được anh Cường làm bằng sắt chắc chắn và có hệ thống nước uống tự động. Mỗi ngày anh Cường chỉ mất khoảng 2h để cho thỏ ăn, vệ sinh chuồng trại và theo dõi tình trạng sức khỏe của thỏ.

>> Tham khảo thêm bài viết Hướng dẫn kỹ thuật làm chuồng nuôi thỏ.

Theo tính toán của anh Cường, mỗi con thỏ từ khi tách mẹ đến khi xuất chuồng ăn hết 1-2kg cám, nguồn thức ăn còn lại chủ yếu là rau và cỏ xanh. Chi phí thức ăn từ lúc nuôi cho đến lúc bán không chiếm quá nhiều trong tổng doanh thu từ việc nuôi thỏ.

Chính nhờ lợi ích từ việc nuôi thỏ mang lại cho anh Cường mà nhiều hộ trong xã, huyện đã đầu tư phát triển kể từ năm 2012 dưới sự hỗ trợ từ Hội nông dân và Trạm khuyến nông về con giống và kỹ thuật nuôi để góp phần cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập cho người nông dân.



Bà con muốn mua hoặc bán cây giống, con giống?

Đăng Bán / Mua

1 COMMENT

  1. Hiện nay mình muốn học hỏi kinh nghiệm nuôi thỏ
    vậy có thể cho mình xi địa chỉ của Ông được không ạ
    Mình cảm ơn

HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here