Kỹ thuật nuôi trăn thịt. Kỹ thuật nuôi trăn sinh sản chi tiết


Kỹ thuật nuôi trăn thịt và trăn sinh sản có gì khác nhau không là băn khoăn của nhiều người. Thực chất kỹ thuật nuôi không có gì khác nhau, chỉ có điều trăn sinh sản thì phải chú ý về thời kỳ sinh sản và cho chúng ấp trứng đúng cách để trứng nở tỉ lệ cao, con khỏe. Nếu bà con có ý định nuôi trăn có thể tham khảo cách nuôi trăn dưới đây.

Kỹ thuật nuôi trăn thịt. Kỹ thuật nuôi trăn sinh sản chi tiết

Kỹ thuật nuôi trăn thịt

1. Chuồng nuôi

Trước khi nuôi trăn bà con phải chuẩn bị chuồng nuôi trăn đúng kỹ thuật. Chuồng nuôi trăn thường là hình hộp chữ nhật, khung thép hoặc gỗ chắc chắn, đầu trăn không thể chui qua được. Cửa ra vào ngay trước mặt chuồng để tiện quá trình chăm sóc, chiều cao, độ rộng tương ứng với kích thước của trăn. Hệ thống nước thải phải đạt tiêu chuẩn để vệ sinh chuồng, giúp trăn không bị các bệnh ghẻ trên lưng và bụng.

>> Mời bà con tham khảo bài viết chi tiết: Cách làm chuồng nuôi trăn. Vật liệu và kích thước chuồng nuôi trăn

2. Thức ăn nuôi trăn thịt

Khi nuôi trăn thịt thì để có thể đạt được trọng lượng thương phẩm cao phải cho ăn đúng cách, đủ lượng. Cụ thể như sau:

  • Trăn con từ 1 tháng tuổi đến 0,5kg, 1 tuần cho ăn 1 lần, hết 0,5kg thức ăn trong 1 tháng.
  • Trăn từ 1 – 5kg cho ăn 2-3 lần/tháng, mỗi lần từ 1-1,5kg thức ăn.
  • Trăn từ 6-10kg cho ăn 2 lần/tháng, mỗi lần cho ăn từ 1,5-1,7kg thức ăn.
  • Trăn trên 10kg, cứ 8-20 ngày cho ăn 1 lần, mỗi lần từ 3-5kg thức ăn.
  • Ngoài ra, còn cần chú ý bổ sung thêm các loại vitamin B1, B6, B12, C, A, D, E, PP… hoà vào nước cho uống sau mỗi lần trăn ăn hoặc uống trực tiếp.

Thức ăn của trăn bao gồm chim chuột, thỏ, thịt lợn, vịt, gà… Chúng có tập tính nên thích đớp mồi, săn mồi sống. Với thức ăn không cử động thì phải dùng que đong đưa để chúng đớp mồi.

>> Mời bà con tham khảo bài viết chi tiết: Các loại thức ăn nuôi trăn

Cách nuôi trăn sinh sản đúng kỹ thuật

1. Ghép đôi trăn đực cái

Thông thường, trăn sống đơn độc chỉ ghép đôi vào mùa sinh sản. Bà con khi nuôi trăn lớn đủ độ tuổi sinh sản (con đực nuôi từ 20-24 tháng, con cái từ 30-36 tháng) là có thể sinh sản được. Cách phân biệt con đực và con cái như sau:

  • Con đực: Thân dài, thon, có 2 cựa dài ở hậu môn lộ ra ngoài. Vảy hậu môn to, chóp vẩy tù, ấn mạnh vào hai bên hậu môn thấy cơ quan sinh dục lộ ra.
  • Con cái: Thân mập, to, 2 cựa ngắn nằm ẩn sau bên trong. Vảy quanh hậu môn to, xếp không khít nhau, ấn mạnh hai bên hậu môn không thấy cơ quan sinh dục lộ ra.

Sau khi chọn được con đực cái to khỏe, đến mùa sinh sản thì bà con cho chúng giao phối.

Kỹ thuật nuôi trăn thịt. Kỹ thuật nuôi trăn sinh sản chi tiết

2. Thời gian sinh sản của trăn

Nắm được thời gian sinh sản của trăn để giúp chúng đẻ được nhiều trứng , đậu cao là rất quan trọng. Thời điểm lý tưởng nhất là từ tháng 10- 1 năm sau. Mùa giao phối trước 1 tháng, bà con bắt đầu cho con trăn cái ăn thật no, loại nhiều chất dinh dưỡng để trăn có được sức khỏe tốt nhất để đẻ trứng.

Khi trăn cái tiết ra mùi đặc hiệu để dụ dỗ con đực thì thả con đực khỏe mạnh, có trọng lượng bằng hoặc to hơn con cái để chúng giao phối. Không nên cho con đực bé vì trăn cái sẽ không chấp nhận giao phối. Thời gian giao phối kéo dài từ 1-3 giờ.

Thời gian trăn cái mang thai từ 120 -140 ngày. Trong thời gian này không cho con cái ăn hoặc cho ăn rất ít cầm chừng để tránh thức ăn chèn ép trứng.

3. Làm ổ đẻ cho trăn

Khi trăn bắt đầu đến thời gian đẻ trứng thì bà con bắt đầu làm ổ đẻ cho trăn. Ổ được  làm bằng bao xác rắn đựng trấu cài đặt vào một góc chuồng, nơi yên tĩnh, tránh gió lùa… Trăn cái thường có xu hướng bò vào nơi trũng thấp để đẻ trứng.

4. Thời kỳ trăn ấp trứng

Mỗi lần trăn đẻ có thể từ 10 -100 quả trứng. Chăn cái sẽ cuộn tròn lại để ấp trứng. Bà con cần theo dõi quá trình ấp trứng, chọn lại những quả to, tròn, đẹp. Những quả nhỏ, da sần sùi thì loại bỏ vì hỏng hoặc con nở nhỏ bé , bị bệnh. Cho trăn ấp trứng tự nhiên là một thách thức khá lớn.

Trăn mẹ khi ấp phải khỏe mạnh, không bị bệnh và có kinh nghiệm ấp trứng. Bà con khi nuôi trăn ấp phải biết điều chỉnh nhiệt độ, đổ ẩm trong ổ ấp của trăn để tỉ lệ nở cao.

Con trăn mẹ khi ấp vẫn phải cho chúng ăn thì mới đủ sức để ấp trứng. Thời gian ấp trứng kéo dài từ 53-55 ngày là trứng nở. Những con trăn con khỏe sẽ tự mổ vỏ chui ra, con yếu hơn thì bà con phải hỗ trợ bằng cách ngâm vào nước ấm hoặc xé một chỗ vỏ nhỏ, tìm đầu lôi ra.

Sau nở 3-5 ngày trăn con không cần ăn vì có noãn hoàng tích tụ trong bụng. Sau thời gian này, bụng trăn con xẹp lại, lột xác lần đầu tiên và bà con phải cho trăn con ăn. Lượng ăn là 4-5 lần/tháng, trăn yếu cho ăn 10 lần/tháng. Chỉ nên cho trăn con ăn thịt lợn, thịt nạc bò, trâu tươi, cắt nhỏ.

Từ khi giao phối đến khi ấp trứng nở thì trăn mẹ phải mất từ 5-7 tháng gần như không ăn và mất sức. Sau khi trứng nở bà con tiến hành bồi dưỡng cho trăn mẹ, để chúng nghỉ ngơi dưỡng sức chờ đến mùa động dục kế tiếp. Trong thời gian đó phải cho chăn ăn thật nhiều.

>> Mời bà con tham khảo thêm bài viết: 



Bà con muốn mua hoặc bán cây giống, con giống?

Đăng Bán / Mua

HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here