Kỹ thuật nuôi chim bồ câu sinh sản. Mô hình nuôi bồ câu sinh sản


Những năm gần đây, nuôi chim bồ câu đang dần trở thành hướng đi mới hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Được đánh giá là loài chim dễ nuôi, ít bệnh tật, chim bồ câu đang dần đưa nhiều hộ dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Bên cạnh nuôi bồ câu thịt đang rất phổ biến ở nhiều vùng quê, mô hình nuôi bồ câu sinh sản cũng là một hướng đi bền vững. Bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu những kỹ thuật nuôi chim bồ câu sinh sản để đạt năng suất và lợi nhuận cao nhất cho bà con.

Kỹ thuật nuôi chim bồ câu sinh sản. Mô hình nuôi bồ câu sinh sản

Kỹ thuật nuôi chim bồ câu sinh sản

1. Chọn chim giống sinh sản tốt

Khi chọn chim giống bà con cần lưu ý các yếu tố như: chim có sức khỏe tốt, không bệnh tật hay dị tật, lông mượt mỏ xẻ, đuôi nhọn và linh hoạt. Việc ghép đôi chim bồ câu trống và bồ câu mái thành từng cặp theo ổ cũng kích thích chúng sinh sản nhiều hơn. Để chim giống có chất lượng tốt bà con nên chọn mua ở các cơ sở uy tín hoặc liên hệ với trung tâm khuyến nông để được tư vấn.

  • Chọn chim trống: Chim bồ câu trống nên chọn loại có đầu thô, to con, có phản xạ gù mái (lúc thành thục), khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp.
  • Chọn chim mái: Chim bồ câu mái thường có khối lượng nhỏ hơn so với chim trống, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng (đẻ nhiều), đầu nhỏ và thanh.

Chim bồ câu mái có thể đẻ quanh năm, mỗi lứa cách nhau khoảng 40 ngày. Trong điều kiện nuôi thả hợp lý mỗi năm 1 cặp chim bồ câu giống có thể sinh sản từ 10 – 14 lứa chim bồ câu non.

Kỹ thuật nuôi chim bồ câu sinh sản. Mô hình nuôi bồ câu sinh sản

Bình thường bồ câu mái đẻ 2 trứng/lứa, trứng thứ nhất thường đẻ vào buổi chiều và sau khoảng 2 ngày thì chim mái sẽ đẻ tiếp trứng thứ hai. (Trường hợp chim mái đẻ 3 trứng hoặc 1 trứng là rất hiếm gặp). Trong trường hợp chim mái đang đẻ hoặc đang ấp mà trứng gặp vấn đề (bị bể, mất trứng,…) thì khoảng 10 – 14 ngày sau chim mái sẽ đẻ lứa mới.

Trứng bồ câu ấp khoảng 15 – 17 ngày thì nở. Chim sau khi nở khoảng 3 tuần ( 20 – 28 ngày) được coi là chim ra ràng.

Một cặp chim bồ câu giống bà con có thể nuôi sinh sản trong vòng 5 năm. Tuy nhiên, để tăng năng suất cũng như tăng sự khỏe mạnh cho con non thì bà con chỉ nên nuôi trong khoảng 3 năm là có thể thay chim giống mới.

2. Xây dựng chuồng trại

Nếu như chim bồ câu thịt được nuôi trong môi trường tập trung, không máng ăn, không ổ đẻ, thiếu ánh sáng và với mật độ dày để giúp chim mau lớn, tăng trọng lượng thịt nhanh.

Chim bồ câu sinh sản được nuôi theo cặp, mỗi ô chuồng là một cặp chim. Trên mỗi ô chuồng đều được trang bị sẵn máng ăn, ổ đẻ, được vệ sinh sạch sẽ và có ánh nắng mặt trời, tránh ồn ào hay gió lùa. Vào ban đêm có thể thắp thêm bóng đèn 40W để kích thích chim bồ câu sinh sản tốt hơn.

Kỹ thuật nuôi chim bồ câu sinh sản. Mô hình nuôi bồ câu sinh sản

Chuồng nuôi chim được làm từ nan tre ghép lại hoặc đóng bằng lưới thép. Thiết kế chuồng rộng rãi, thoáng mát với kích thước trung bình của mỗi ô chuồng là khoảng 40x50x60 (cao x sâu x rộng). 

Thiết kế chuồng:

  • Ổ đẻ: trong từng ô chuồng người ta phân ra một ổ đẻ, một ổ ấp và một ổ nuôi để thuận tiện trong việc theo dõi và chăm sóc. Ổ đẻ của chim bồ câu sinh sản có đường kính khoảng 20 – 25cm, chiều cao khoảng 6 – 8cm, khô ráo, sạch sẽ và phải được vệ sinh thường xuyên.
  • Kích thước máng ăn cho một cặp chim bồ câu sinh sản có diện tích khoảng 75cm và có độ sâu từ 7 – 10cm.
  • Máng uống được làm từ vỏ chai nhựa, cốc nhựa có chiều cao khoảng 8- 10cm và đường kính tối đa khoảng 6cm cho 1 cặp chim.

Trong trường hợp bà con nuôi chim bồ câu sinh sản bằng hình thức thả rong thì cần chú ý đến các vấn đề vệ sinh chuồng trại và sắp xếp các ổ đẻ hợp lý. Bên cạnh đó chú ý đến mật độ nuôi trong chuồng khoảng từ 6 -8 con/m2 để đảm bảo cho chim phát triển và sinh sản hiệu quả nhất.

3. Thức ăn cho chim bồ câu sinh sản

Giai đoạn sinh sản là giai đoạn chim bồ câu cần nhiều dinh dưỡng nhất. Vì vậy, bà con cần đáp ứng đủ nguồn thức ăn cần thiết cho chim. Thức ăn chủ yếu của chim bồ câu là thóc, ngô, đậu xanh… được xay vỡ.

Kỹ thuật nuôi chim bồ câu sinh sản. Mô hình nuôi bồ câu sinh sản

Bà con nên cho chim ăn theo giờ giấc nhất định để tạo thói quen và kích thích quá trình sinh sản diễn ra thuận lợi hơn. Thông thường 1 ngày nên cho chim ăn 2 bữa vào 6 giờ sáng và 1 giờ chiều là hợp lý nhất.

Bên cạnh sử dụng các loại thức ăn thông thường, để chim bồ câu sinh sản nhanh hơn bà con có thể cho chúng ăn các loại thức ăn bổ sung. Thức ăn bổ sung được trộn theo công thức: khoáng Premix 85%, muối ăn 5%, sỏi nhỏ 5%.

Nhu cầu nước ở chim bồ câu rất ít chỉ khoảng từ 50 – 90ml/ngày. Vì vậy, bà con không cần cho quá nhiều nước vào máng uống để tránh phải đổ đi vừa lãng phí vừa mất thời gian. Nước cho chim uống là nước lã được pha với vitamin. Một ngày bà con nên thay nước một lần để đảm bảo vệ sinh và phòng bệnh cho chim.

4. Phòng và trị bệnh

Mặc dù chim bồ câu là loài có sức đề kháng mạnh nhưng khi nuôi sinh sản, bà con cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc, phòng bệnh và chữa bệnh.

Kỹ thuật nuôi chim bồ câu sinh sản. Mô hình nuôi bồ câu sinh sản

Bà con cần tiêm vắc xin định kỳ cho chim (3 lần/năm). Việc tiêm vắc xin định kỳ sẽ giúp cho chim giống được khỏe mạnh đồng thời tăng cường sức đề kháng phòng chống bệnh tật. Việc dọn dẹp vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô thoáng vừa kích thích chim sinh sản vừa phòng bệnh cho chim hiệu quả. Nếu phát hiện chim bồ câu có sự khác thường bà con cần nhờ tới sự giúp đỡ kịp thời của các bác sĩ thú y để điều trị và ngăn ngừa bệnh hiệu quả.

Trong trường hợp chim bị cúm hay dịch bà con cần làm tốt công tác cách ly, tiêu hủy dập dịch đồng thời khử trùng chuồng trại để tránh lây nhiễm cho các cặp bồ câu khác.

Trên đây là một số kỹ thuật mà chúng tôi muốn giới thiệu tới bà con. Tin chắc với những kiến thức này sẽ phần nào giúp đỡ bà con trong việc nuôi chim bồ câu sinh sản sao cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất. Chúc bà con thành công!

>> Mời bà con tham khảo thêm bài viết: 



Bà con muốn mua hoặc bán cây giống, con giống?

Đăng Bán / Mua

HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here